Nội Dung Chính
- 1 Theo phong thủy, Tứ trụ là gì vốn khá hiếm gặp đối với nhiều người. Do đó, bài viết này của Muaban.net sẽ giúp bạn lý giải Tứ trụ là gì, nguyên tắc xem Tứ trụ, cách tính Tứ trụ và các khái niệm khác có liên quan.
Theo phong thủy, Tứ trụ là gì vốn khá hiếm gặp đối với nhiều người. Do đó, bài viết này của Muaban.net sẽ giúp bạn lý giải Tứ trụ là gì, nguyên tắc xem Tứ trụ, cách tính Tứ trụ và các khái niệm khác có liên quan.
Tứ trụ là gì?
Trong phong thủy, Tứ trụ là gì, hay Bát tự là gì? Tứ trụ (còn được gọi là Bát tự) là một phương pháp phỏng đoán vận mệnh bằng cách kết hợp giữa đại vận và lưu niên.
Bạn đã từ nghe đến nguyệt trụ là gì chưa? Nguyệt trụ thuộc Tứ trụ bao gồm niên trụ, nguyệt trụ, nhật trụ và thời trụ tương ứng với năm, tháng, ngày và giờ sinh dương lịch. Mỗi trụ được tính theo Can Chi. Bên cạnh đó, đại vận là một chu kỳ 10 năm trong đời người, mỗi năm được gọi là lưu niên.
Tứ trụ áp dụng thuần thục hai nguyên lý Âm Dương và Ngũ Hành. Nhiều người áp dụng luật Tứ trụ kết hợp đại vận và lưu niên để dự đoán vận số, tăng vận tốt và áp chế vận xấu.
>>> Xem thêm: Hạn Tam Kheo là hạn gì trong phong thủy? Ý nghĩa và cách cúng giải hạn
Sự khác nhau giữa Tứ trụ bát tự và Tử vi như thế nào?
Từ xa xưa, Tứ trụ là gì khá phổ biến và được dùng để luận đoán vận mệnh giống như Tử vi. Tuy nhiên, người Việt Nam dùng Tử vi phổ biến hơn vì cách luận đoán đơn giản hơn rất nhiều.
Trong khi đó, các nước như Singapore, Hồng Kông, Malaysia,… lại chuộng Tứ trụ bát tự hơn. Bởi vì bát tự Tứ trụ cho kết quả luận đoán chính xác cao hơn, phù hợp để cải vận theo xu hướng hiện đại.
Nhiều người thường nhầm lẫn rằng Tứ trụ trong Tử vi. Thực tế là Tứ trụ là gì với Tử vi là hai cách luận đoán khác nhau. Chúng có nhiều sự khác biệt trong cách lập lá số, cách an sao, cơ sở luận đoán và khía cạnh luận đoán. Để tìm hiểu về những điểm khác biệt này, Muaban.net sẽ phân tích chi tiết qua phần dưới đây.
>>> Xem thêm: Tam hợp tứ hành xung là gì? Tuổi hợp và kỵ của 12 con giáp
Cách lập lá số ra sao?
Người xem Tử vi sẽ căn cứ vào lịch âm để lập lá số. Trong khi đó, Tứ trụ là gì sẽ xem bằng lịch dương. Do đó, lá số Bát tự sẽ chuẩn hơn nếu năm xem là năm nhuận.
Cách an sao như thế nào?
Cách an sao trong Tử vi là dùng 14 sao chính và hơn 100 sao phụ. Đối với Tứ trụ bát tự, người xem sẽ dựa vào thập thần tương tác mệnh chủ để an sao.
Cơ sở luận đoán
Tử vi là hình thức luận đoán dựa trên cơ sở triết lý Kinh Dịch, các học thuyết Âm Dương, Can Chi, Ngũ Hành,… lập lá số Tử vi với Địa bàn, Thiên bàn và cung sao. Ngoài ra, cơ sở luận đoán Tử vi còn dựa vào giới tính, giờ sinh, ngày tháng năm sinh âm lịch của từng người.
Vậy cơ sở luận đoán của Tứ trụ là gì? Khác với Tử vi, Tứ trụ luận đoán dựa trên giờ sinh, ngày tháng năm sinh dương lịch. Người xưa vận dụng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, tổ hợp của Mệnh chủ và Can Chi của từng trụ để luận đoán. Do đó, Tứ trụ có nhiều yếu tố lập luận logic và sáng tạo hơn.
Khía cạnh luận đoán
Tử vi có thể xem được nghề nghiệp, vận hạn, sức khỏe, tiền tài, hôn nhân, gia đình,… Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng Tử vi để xem ngày lành tháng tốt trong việc làm ăn buôn bán, kết hôn, xây nhà,…
Vậy khía cạnh luận đoán của Tứ trụ là gì? Cũng giống như Tử vi, Tứ trụ cũng có thể xem vận mệnh của đời người. Bên cạnh đó, Tứ trụ còn có thể chỉ ra điểm yếu của Mệnh chủ và đề xuất hướng hóa giải đại vận.
Giá trị phong thủy
Bằng cách luận giải Tử vi, người xem có thể biết trước những gì có thể xảy ra trong tương lai và đón nhận chúng.
Mặt khác, Tứ trụ là gì lại có thể đề xuất cho bạn hướng hóa giải vận hạn phù hợp. Do đó, người xem có thể cải vận hiệu quả bằng nhiều cách khác nhau.
>>> Xem thêm: Năm tuổi là gì? 3 cách đơn giản giúp hóa giải hạn năm tuổi
Nguyên tắc tổng quát để xem mỗi Tứ trụ là gì?
Khi xem Tứ trụ, chúng ta cần áp dụng các nguyên tắc tổng quát như sau:
- Đo vượng suy bằng cách so với Lệnh tháng theo bảng Trường Sinh
- Xem xét Can và Chi của mỗi trụ để thấy được quan hệ sinh khắc
- Dựa vào sinh khắc và chế hóa của các trụ khác để tăng giảm mức độ ảnh hưởng của chúng.
Hướng dẫn cách tính Tứ trụ để luận giải lá số
Tính toán Tứ trụ là gì phải xem giờ sinh, ngày tháng năm sinh dương lịch để luận giải Bát tự lá số. Phần dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính từng trụ chi tiết nhất.
Tính trụ năm
Trụ năm là Thái Tuế, tượng trưng cho ông bà, cha mẹ và giai đoạn niên thiếu của cuộc đời. Trụ năm còn được xem là nguồn gốc của mệnh, cho thấy họa phúc của một đời người.
Áp dụng nguyên tắc tổng quát được để cập ở trên, bạn có thể tính toán được vận mệnh thông qua các đặc điểm như:
Quan hệ sinh khắc của Can và Chi trong Tứ trụ là gì?
Nếu tương sinh tốt thì cuộc sống gia đình thuận hòa, cuộc sống ấm no thịnh vượng. Trường hợp tương khắc sẽ bất lợi cho cha mẹ. Mẹ không tốt nếu như Can khắc Chi, ngược lại Chi khắc Can sẽ không tốt cho cha. Nếu Can Chi ngang hòa thì cha mẹ bất đồng quan điểm, gia đình gặp nhiều sóng gió.
Xem chế hóa của các trụ khác:
Bạn cần so sánh Nạp Âm Ngũ Hành của các trụ khác để xem cách các trụ tương tác với nhau như thế nào.
- Nếu các trụ khác sinh lợi cho trụ năm thì cuộc đời hưng vượng, hưởng nhiều phúc của tổ tiên, con cái hiếu thuận, sự nghiệp hiển hách.
- Nếu trụ năm sinh lợi cho các trụ khác sẽ hao tổn nguyên khí, tổ nghiệp sa sút, khắc cha khắc mẹ.
- Nếu các trụ khác khắc trụ năm thì bất lợi cho cha mẹ, cuộc đời khó khăn và thường không thọ.
Tính trụ tháng
Cách tính trụ tháng cũng tương tự với cách tính trụ năm. Trụ tháng được xem là cung Huynh Đệ thể hiện về mối quan hệ anh chị em và cả cha mẹ. Mặt khác, trụ tháng còn đóng vai trò khá quan trọng trong Tứ trụ vì nó quyết định sự vượng suy một Ngũ Hành nào đó thông qua Chi tháng (còn được gọi là Lệnh tháng).
Khi xem trụ tháng, bạn sẽ thấy các mối quan hệ như sau:
Quan hệ sinh khắc của Can và Chi trong Tứ trụ là gì:
- Nếu Can Chi tương sinh hoặc Can tháng gặp Vượng Địa và được các trụ khác sinh trợ, anh chị em trong nhà sẽ hòa thuận.
- Nếu Can Chi khắc nhau hoặc Can tháng bị khắc, anh chị em trong nhà bất hòa, mỗi người một ngả.
Quan hệ giữa Lệnh tháng và Can Chi từng trụ:
Để xem được vượng suy của Can Chi trong từng trụ, bạn cần ghép Lệnh tháng (Chi tháng) với Can và Chi, sau đó so với bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt.
- Xem độ mạnh yếu của Can: lấy Chi tháng kết hợp với Can từng trụ
- Xem độ mạnh yếu của Chi: chuyển Chi thành Can (cách chuyển bên dưới), sau đó lấy Chi tháng kết hợp với Can vừa chuyển đổi.
Cách chuyển Chi thành Can:
STT |
Chi Can chuyển đổi |
Chi được chuyển đổi thành Can |
1 |
Dần |
Giáp |
2 |
Mão |
Ất |
3 |
Thìn, Tuất |
Mậu |
4 |
Sửu, Mùi |
Kỷ |
5 |
Tị |
Đinh |
6 |
Ngọ |
Bính |
7 |
Thân |
Canh |
8 |
Dậu |
Tân |
9 |
Tý |
Nhâm |
10 |
Hợi |
Quý |
Bảng chuyển đổi Chi mỗi trụ thành Can
Sau khi có cặp Can – Chi mới, bạn cần so với bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt. Nếu Can Chi đó nằm trong khoảng Trường Sinh đến Đế Vượng là mạnh, khoảng từ Suy đến Tuyệt là yếu, nếu là Thai và Dưỡng là trung bình.
Tính trụ ngày
Trụ ngày biểu hiện cho bản thân mệnh chủ. Trong đó, Can ngày được lấy làm trung tâm, còn gọi là mệnh chủ hay Nhật Nguyên. Nhật Nguyên thể hiện phúc họa của một đời người.
Để xem hưng vượng của Nhật Nguyên, ta căn cứ vào Ngũ Hành của Lệnh tháng và Can ngày, áp dụng với quy luật Ngũ Hành như sau:
- Hành Lệnh tháng giống hành Can ngày: cực vượng
- Hành Lệnh tháng sinh hành Can ngày: được Lệnh
- Hành Can ngày sinh hành Lệnh tháng: hơi suy
- Hành Can ngày khắc hành Lệnh tháng: đã suy
- Hành Lệnh tháng khắc hành Can ngày: cực suy
Các đặc điểm của Nhật Nguyên:
- Nếu sinh vượng, bạn sẽ có cơ thể khỏe mạnh, thông minh, tháo vát, bảo vệ được gia đình, gặp đại nạn hóa bình cát.
- Nếu suy nhược, cơ thể bạn sẽ thường xuyên đau ốm, tinh thần uể oải, không giữ được của cải, gặp nhiều cản trở trong công việc.
- Nếu trung hòa là tốt đẹp, nhưng nếu quá vượng hoặc quá yếu sẽ xấu nhiều hơn.
Ngoài ra, trụ ngày còn đại diện cho cung Hôn nhân. Can ngày là bản thân, Chi ngày là vợ hoặc chồng.
- Can Chi cùng sinh cho nhau: vợ chồng hòa thuận êm ấm
- Chi sinh Can: được vợ/chồng giúp sức
- Can sinh Chi: giúp sức cho vợ/chồng
- Can Chi tương khắc: vợ chồng sống xa nhau, kết hôn muộn
- Can Chi cùng Ngũ Hành: vợ chồng bất hòa.
Tính trụ giờ
Trụ giờ biểu hiện cho cung Con cái. Ngoài ra, trụ giờ còn bổ trợ cho Can ngày thông qua các đặc điểm như:
- Sinh trợ cho trụ ngày
- Hỗ trợ Dụng thần hay Hỷ thần trong cách cục
- Chế ngự Kỵ thần trong cách cục.
Ý nghĩa suy vượng của trụ giờ như sau:
- Sinh vượng: con cái xinh đẹp, khỏe mạnh, tiền đồ rộng mở, thông minh
- Hưu tù, tử tuyệt: con cái dễ gặp tai nạn hoặc chết yểu
- Trụ giờ sinh phù trụ ngày: con cái đông đúc, hiếu thảo, về già được nương nhờ con cái
- Trụ giờ xung trụ ngày: con cái đông đúc nhưng bất hiếu, về già dễ sống trong cô độc.
Ngoài ra, nếu trụ giờ có Hỷ Thần thì khi gặp sinh vượng sẽ càng tốt, ngược lại nếu gặp suy kiệt sẽ càng xấu. Ngược lại, trụ giờ có Kỵ Thần gặp sinh vượng sẽ thêm xấu, gặp suy kiệt sẽ không xấu.
Dụng thần, Hỷ thần, Kỵ thần trong Tứ trụ có ý nghĩa gì?
Phần phía trên, chúng ta có nhắc đến Dụng thần, Hỷ thần và Kỵ thần. Vậy chúng trong Tứ trụ là gì và làm cách nào để hóa giải vận mệnh của mỗi người? Hãy cùng Muaban.net khám phá chi tiết trong phần dưới đây nhé!
Dụng thần trong Tứ trụ là gì?
Khi trong Tứ trụ có các hành quá vượng hoặc quá yếu, người ta sẽ tìm cách cân bằng Ngũ Hành để âm dương hài hòa, trợ giúp cho chủ thể. Vậy Dụng thần trong Tứ trụ là gì? Dụng thần là cách điều tiết Ngũ Hành Âm Dương một cách khéo léo, vừa áp chế suy nhược nhưng vẫn không làm mất quý khí.
Dụng thần thuộc một trong năm hành như Mộc/Kim/Hỏa/Thổ/Thủy. Khi vận dụng Tứ trụ là gì, bạn sẽ biết được đâu là Dụng thần chính xác của mình.
Có 4 cách tìm Dụng thần như sau:
- Dụng thần Thông quan: Nếu Ngũ Hành tương tranh, bạn cần chọn Dụng thần có khả năng dung hòa chúng. Ví dụ mệnh cục của bạn là hành Hỏa bị Thủy khắc chế, bạn nên chọn hành Mộc để hóa giải.
- Dụng thần Phù ức: Áp dụng Dụng thần Phù ức là cách dung hòa Ngũ Hành bằng việc áp chế hoặc nâng đỡ ngũ hành của Nhật Nguyên.
- Dụng thần Thuận thế: Nếu bạn có hai Ngũ Hành mạnh khống chế cả mệnh cục thì cần thuận theo hành nào mạnh hơn. Ví dụ bạn có mệnh chủ là Thổ nhưng hành Thủy khống chế mệnh cục thì nên chọn Kim để áp chế hành Thổ, nuôi dưỡng hành Thủy.
- Dụng thần Điều hậu: Cách thức này giúp cân bằng nóng – lạnh, khô – ẩm trong bối cảnh bát tự.
Hỷ thần trong Tứ trụ là gì?
Cũng giống như Dụng thần, Hỷ thần có tác dụng Can bằng Ngũ Hành chân mệnh bằng cách làm giảm đi thân vượng. Bộ ba gồm trụ giờ, Dụng thần và Hỷ thần có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu ảnh hưởng xấu do thân vượng gây ra đáng kể.
Hỷ thần được dùng để trợ giúp cho Dụng thần mà không bị các hành khác áp chế. Ví dụ một người có các hành khác đều vượng, mà hành Thủy ít nhất thì Dụng thần nên là hành Thủy.
Nếu không muốn dùng Dụng thần Thủy, bạn cũng có thể chọn Hỷ thần Kim. Kim sinh Thủy sẽ làm cho hành Thủy mạnh lên. Bằng cách này, bạn có thể làm cho hành Hỏa và hành Mộc giảm thân vượng.
Kỵ thần trong Tứ trụ là gì?
Kỵ thần trong Tứ trụ là gì? Trái với Dụng thần và Hỷ thần, Kỷ thần là một dạng xung khắc, làm tổn hại đến Ngũ Hành chân mệnh. Việc tìm hiểu Kỵ thần trong Tứ trụ mệnh bàn có ý nghĩa rất lớn trong việc chọn ngành nghề, phương vị, tuổi kết hôn, ngày xuất hành,… để tránh rủi ro và tổn thất cho chủ mệnh.
Vậy cách tính Kỵ thần trong Tứ trụ là gì? Kỵ thần sẽ là hành khắc với Dụng thần và Hỷ thần. Ví dụ Dụng thần là Kim, Hỷ thần là Thổ thì Kỵ thần sẽ là Hỏa và Mộc.
Hi vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn Tứ trụ là gì, cách tính Tứ trụ và cách giải mệnh thông qua Dụng thần, Hỷ thần và Kỵ thần. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm về đại vận và lưu niên hoặc xin luận giải từ những người có kinh nghiệm xem Tứ trụ để có thể giải vận chính xác nhất.
Bên cạnh đó, để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về phong thủy, bạn hãy theo dõi Muaban.net ngay hôm nay nhé!
>>> Xem thêm:
- Bát tự là gì? Lý giải để hiểu rõ vận mệnh con người
- Cung sư tử (23/7-22/8): Tính Cách, Tình Yêu, Sự Nghiệp 2023
- Cây phong thủy theo tuổi phù hợp nhất cho 12 con giáp