Nội Dung Chính
- 1 Mâm cúng tất niên chưa bao giờ thiếu trong gia đình mỗi người con đất Việt. Theo tín ngưỡng từ xa xưa, tất niên là dịp cho cả gia đình sum họp và cúng cơm cho ông bà tổ tiên để tỏ lòng kính thành và mong chờ một năm mới tốt đẹp. Để giúp bạn chuẩn bị mâm cúng tất niên trọn vẹn, Mua Bán gửi đến bạn những thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
- 1.1 I. Thời gian cúng tất niên năm 2024 Giáp Thìn
- 1.2 II. Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?
- 1.3 III. Bài văn khấn cúng tất niên Giáp Thìn 2024
- 1.4 IV. Những lưu ý khi cúng tất niên
- 1.5 V. Giải đáp một số thắc mắc về chuẩn bị mâm cúng
- 1.6 VI. Gợi ý một số mâm cúng tất niên đơn giản của ba miền
Mâm cúng tất niên chưa bao giờ thiếu trong gia đình mỗi người con đất Việt. Theo tín ngưỡng từ xa xưa, tất niên là dịp cho cả gia đình sum họp và cúng cơm cho ông bà tổ tiên để tỏ lòng kính thành và mong chờ một năm mới tốt đẹp. Để giúp bạn chuẩn bị mâm cúng tất niên trọn vẹn, Mua Bán gửi đến bạn những thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
Mục lục
I. Thời gian cúng tất niên năm 2024 Giáp Thìn
Ngày và thời gian cúng tất niên tùy thuộc vào từng gia đình. Ngày nay, thời điểm cúng tất niên cũng không quá câu nệ. Thông thường, người ta sẽ chọn các ngày sau đây để chuẩn bị mâm cúng tất niên:
1. Ngày cúng
Người ta thường chọn ngày cuối cùng trong năm Âm lịch để làm tất niên. Do đó, ngày cúng tất niên năm 2024 Giáp Thìn sẽ rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2024 (Dương lịch). Một số gia đình có thể tổ chức sớm hơn vào ngày 25, 26, 27, 28 hoặc 29 tùy vào thời gian chuẩn bị và hoàn cảnh riêng.
Đối với các tổ chức, cơ quan và đoàn thể, mâm cúng tất niên có thể được chuẩn bị vào ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ Tết. Sau khi cúng tất niên xong, mâm cúng sẽ được hạ xuống và tất cả mọi người cùng quây quần ăn cỗ.
2. Thời gian cúng
Giờ cúng tất niên không cố định, thường vào buổi chiều ngày 30 Tết. Sau khi cúng xong, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa tối cuối năm và chuẩn bị cho ngày đầu tiên của năm mới.
Tham khảo thêm: Cúng căn là gì? Chi tiết cách cúng căn cho bé trai, gái từ 3, 6, 9, 12 tuổi
II. Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?
Tất niên còn được xem là ngày lễ cuối cùng trong năm và là bữa ăn rất quan trọng. Tất niên là thời điểm tổng kết một năm vừa qua, những điều đã làm được và chưa làm được. Trong buổi lễ tất niên, các thành viên sẽ cùng nhau khép lại một năm cũ nhiều bộn bề lo toan và sẵn sàng cho một năm mới bình an như ý.
Bên cạnh đó, mâm cúng tất niên còn mang ý nghĩa về sự sum họp bên gia đình. Những người con xa quê hương có dịp về thăm ông bà cha mẹ. Cả nhà cùng nhau ăn bữa cơm thấm đẫm hương vị quê nhà.
Một mâm cúng tất niên trọn vẹn sẽ có các lễ vật như:
Nhang và đèn
Hai lễ vật không thể thiếu mỗi khi cúng bái. Nhang đèn được xem là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và dương. Trên mâm cúng tất niên, người ta thường đặt hai cây đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Bạn cũng có thể thay thế đèn dầu bằng đèn cầy sẽ mang ý nghĩa tương tự.
Mâm ngũ quả
Mâm cúng tất niên nên trưng bày các loại quả bắt mắt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như chuối xanh, bưởi, quất, dứa, dừa, mãng cầu, mận, thanh long, sung,… Bạn không nên đặt mâm ngũ quả ở giữa bàn thờ vì người xưa quan niệm điều này sẽ làm giảm linh khí từ bát hương.
Bên cạnh đó, trong mâm cúng tất niên sẽ bao gồm các lễ vật sau:
- Gạo, muối, nước lọc;
- Trà xanh, rượu trắng;
- Giấy tiền cúng tất niên;
- Bánh kẹo, trầu cau;
- Chè, xôi, cháo trắng;
- Tam sên (gà, tôm, thịt lợn);
- Bánh chưng/bánh tét;
- Chả lụa;
- Bánh bao.
Tùy vào từng vùng miền, mâm cúng tất niên sẽ có chút thay đổi. Mỗi kiểu mâm cúng sẽ thể hiện văn hóa và nét đẹp trong lối sống người dân bản địa. Sau đây là một số mâm cúng đặc trưng cho từng vùng miền mà bạn có thể tham khảo:
1. Mâm cúng tất niên Miền Bắc
Mâm cúng tất niên miền Bắc sẽ có nhiều món ăn luộc như gà trống luộc nguyên con, thịt lợn luộc, chả lụa,… hay các món ăn quen thuộc như canh măng hầm xương, chả giò, xôi gấc, bánh chưng,… Ngoài ra, người miền Bắc cũng thường chọn các món muối chua như củ kiệu, củ hành, nộm,… hoặc các món như thịt đông.
2. Mâm cúng tất niên Miền Trung
Ngoài một số loại trái cây và món cúng cơ bản, người miền Trung còn làm phong phú mâm cúng với các loại món ăn đặc trưng như măng khô ninh, dưa chua, chả rông, ram rán, giò lụa xứ Huế, gà bóp rau răm, bánh phồng tôm,… Tùy từng địa phương, người miền Trung còn cúng bánh chưng, bánh mật hoặc bánh tét.
3. Mâm cúng tất niên Miền Nam
Mâm cúng tất niên miền Nam cũng có một số món ăn đặc trưng như củ cải ngâm nước mắm, bánh tét, gỏi thịt, gỏi tôm, chả giò, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, canh măng hầm xương,… Mỗi gia đình sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà.
Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Cúng Giao Thừa, Bài Văn Khấn, Nghi Thức Cúng Đúng Chuẩn
III. Bài văn khấn cúng tất niên Giáp Thìn 2024
Sau đây là bài văn khấn trước mâm cúng tất niên trong nhà năm Giáp Thìn 2024:
Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).
Kính lạy: Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này
Các Cụ Tổ tiên nội ngoại chư vị tiên Linh.
Nay là giờ phút Giao thừa năm …….
Chúng con là :………………………………..
Ngụ tại :…………………………………………..
Phút Giao thừa vừa tới, nay theo Vận luật, tống cựu nghinh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
Ngài định Phúc Táo quân.
Ngài Phúc Đức chính Thần.
Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần.
Ngài Bản Gia Táo Quân.
Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời: các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời các vị Vong Linh tiền Chủ hậu Chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao thừa, giáng lâm trước Án, chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, vạn sự cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Tham khảo thêm: Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ
IV. Những lưu ý khi cúng tất niên
Mâm cúng tất niên chuẩn truyền thống không chỉ có đầy đủ các lễ vật mà mỗi lễ vật khi được dâng lên phải mang đầy đủ ý nghĩa và thể hiện sự chân thành của người cúng. Sau đây là một số lưu ý mà bạn thường mắc phải khi bày mâm cúng:
- Mâm cúng cần được bày biện sạch sẽ, cẩn thận: Tùy vào điều kiện, gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng tất niên ít hoặc nhiều nhưng cần có các lễ vật cơ bản. Trên hết, mâm cúng cần được bày biện sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện được lòng thành của gia chủ.
- Vệ sinh bàn thờ trước khi cúng: Bàn thờ cần được làm sạch để giữ được sự trang nghiêm khi dâng lễ vật lên gia tiên.
- Tất niên cần có đủ các thành viên trong gia đình: Tất niên là một dịp quan trọng trong năm. Vì vậy, tất niên truyền thống luôn có đầy đủ mọi thành viên thì mới đem lại một tất niên trọn vẹn.
- Nên nói điều tốt lành và chúc phúc cho nhau: Một năm bộn bề đã qua, tất niên sẽ là lúc chúng ta mong đợi một tương lai tốt đẹp. Vì vậy, mọi người nên dành cho nhau những lời tri ân chân thành và kể cho nhau nghe những câu chuyện vui vẻ.
Tham khảo thêm: Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm mua nhà đất, bạn có thể tham khảo các tin đăng tại Muaban.net:
V. Giải đáp một số thắc mắc về chuẩn bị mâm cúng
Đối với nhiều gia đình trẻ, mâm cúng tất niên luôn là mối quan tâm hàng đầu trong những ngày cuối năm. Nhiều người sẽ lo lắng không biết nên cúng tất niên ở đâu và nên cúng chay hay mặn. Hãy để Mua Bán giải đáp các thắc mắc này cho bạn nhé!
1. Cúng tất niên nên cúng ngoài trời hay trong nhà?
Lễ cúng tất niên nên cúng trong nhà, tại bàn thờ gia tiên. Do đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp bàn thờ và nhà cửa từ rất sớm để chuẩn bị cho lễ cúng được tươm tất hơn. Nếu có điều kiện, gia đình bạn cũng có thể cúng ở ngoài trời. Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc.
2. Cúng tất niên nên cúng chay hay cúng mặn?
Cúng tất niên có thể cúng chay hoặc cúng mặn, tùy thuộc vào văn hóa và tín ngưỡng của từng gia đình. Những gia đình phật tử có thể cúng thuần chay và những gia đình bình thường có thể cúng cả chay lẫn mặn. Điều này không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của mâm cúng tất niên.
Tham khảo thêm: Mâm cúng Thần Tài 2024 gồm những gì? Nghi lễ cúng hoàn chỉnh
VI. Gợi ý một số mâm cúng tất niên đơn giản của ba miền
Để giúp bạn chuẩn bị mâm cúng tất niên đơn giản nhất của ba miền, Mua Bán gợi ý cho bạn một số mâm cúng và các lễ vật thường được nhiều gia đình chuẩn bị vào dịp cuối năm:
Mua Bán hy vọng bài viết về mâm cúng tất niên chuẩn truyền thống sẽ giúp bạn phần nào chuẩn bị các lễ vật tốt hơn. Ngoài bài viết liên quan đến cúng tất niên, Muaban.net còn có nhiều bài viết về phong thủy, việc làm, mua bán nhà đất, chia sẻ kinh nghiệm khác đang chờ bạn đón đọc mỗi ngày đấy!
Xem thêm:
- Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn khấn và Bài cúng
- Cúng cơm cho người đã khuất: Văn khấn, bài cúng chuẩn
- Mâm cúng Sơn Trang gồm những gì? Văn khấn cúng đúng và đầy đủ nhất