Nội Dung Chính
- 1 Người Á Đông từ xưa quan niệm trùng tang mang theo điềm xui rủi, vận hạn đến cho gia đình. Vậy trùng tang được hiểu như thế nào? Hãy cùng Mua Bán giải mã ý nghĩa của việc người mất trùng tang và cách tính trùng tang đơn giản, chính xác nhé!
- 1.1 I.Trùng tang là gì?
- 1.2 II.Trùng tang liên táng là gì?
- 1.3 III.Tại sao lại gặp hiện tượng trùng tang?
- 1.4 IV. Hướng dẫn cách tính trùng tang cơ bản nhất
- 1.5 V.Hướng dẫn cách tính trùng tang liên táng
- 1.6 VI. Hướng dẫn cách tính trùng tang nhất, nhị, tam xa
- 1.7 VII. Cách hóa giải trùng tang như thế nào để không ảnh hưởng đến người sống?
Người Á Đông từ xưa quan niệm trùng tang mang theo điềm xui rủi, vận hạn đến cho gia đình. Vậy trùng tang được hiểu như thế nào? Hãy cùng Mua Bán giải mã ý nghĩa của việc người mất trùng tang và cách tính trùng tang đơn giản, chính xác nhé!
I.Trùng tang là gì?
Trùng tang có nghĩa là chết trùng thời điểm, nếu một người thân trong gia đình vừa mất mà liên tiếp những ngày sau đó lại xảy ra thêm nhiều người mất đột ngột, liên tiếp nhau nữa gọi là trùng tang. Người mất và những người sau đó có mối liên hệ thường là quá thân thiết, gắn bó hoặc ghét bỏ, đố kỵ nhau.
Theo cổ nhân truyền lại, mỗi người khi mất đi sẽ rơi vào các trường hợp như Thiên Di, Nhập Mộ và Trùng Tang. Mỗi trường hợp sẽ mang đến một điềm báo khác nhau, cụ thể:
- Nhập Mộ: Đây là hiện tượng người này đến lúc cần phải ra đi, hết dương thọ nơi trần thế. Khi người mất rơi vào trường hợp nhập mộ, họ được xem là tốt số, đúng tuổi, tháng ngày nên mất đi một cách an lành, yên ổn. Bên cạnh đó, người này khi mất còn mang đến nhiều phước báu về sau cho con cháu, thịnh vượng lâu dài.
- Thiên Di: Được xem là dấu hiệu người mất phải ra đi do ý trời đã định. Tuy nhiên đây thường không hợp với mong muốn của người mất, họ còn chưa dứt được cõi trần. Sau khi người này mất, gia sản thường bị phân tán, con cháu chia lìa, xảy ra nhiều sự tranh chấp gia tài.
Có thể thấy, trong các trường hợp người mất đi, trùng tang được xem là nỗi ám ảnh của mọi gia đình. Bởi trùng tang xảy ra là điều không ai muốn cả, người mất rơi vào trùng tang mà lại không được nhập mộ chắc chắn cần mời thầy làm lễ cúng “trấn trùng tang”
Các loại trùng tang như sau:
- Trùng tang Tam xa: Đây là loại trùng tang ngày, được xem là nặng nhất báo hiệu có 7 người chết theo.
- Trùng tang Nhị xa: Trùng tang tháng, đứng thứ 2 trong các loại trùng tang báo hiệu có 5 người chết theo.
- Trùng tang Nhất xa: Trùng tang giờ, đứng thứ 3 báo hiệu có đến 3 người chết theo.
- Trùng tang Năm xa: Đây là loại trùng tang nhẹ nhất.
II.Trùng tang liên táng là gì?
Trùng tang liên táng trong trùng tang là gì? Nói đến liên táng, có nghĩa là sự liên tiếp, liên tục nhiều người mất nối tiếp nhau, cứ vài ngày hoặc vài tuần, tháng là sẽ có người mất. Trùng tang liên táng là một dạng trùng tang hiếm gặp, hiện tượng này xảy ra nhẹ thì chỉ vài người nhưng nặng có khi kéo đến cả họ.
Trùng tang liên táng có thể khiến cho cả gia đình đang sum vầy đông đúc trở nên hiu quạnh, ảm đạm. Đây có thể được xem là hiện tượng vô cùng đau thương, tai ương cực lớn. Tuy nhiên khi trùng tang xảy ra, chỉ cần rơi vào một cung Nhập Mộ hoặc hai cung Thiên Di là có thể bình an.
Đừng bỏ lỡ: Họa Hại Là Gì? Ảnh Hưởng Của Họa Hại Trong Phong Thủy, Hôn Nhân Và Cách Hóa Giải
III.Tại sao lại gặp hiện tượng trùng tang?
Trước khi đi đến cách tính trùng tang, chúng ta cần hiểu rõ hơn vì sao lại gặp phải hiện tượng này. Trong dân gian lưu truyền rằng trùng tang xảy đến từ hai trường hợp:
- Do linh hồn được sai bảo về bắt người thân: Nếu người mất trong nhà rơi vào ngày kiếp sát Dần – Thân – Tỵ – Hợi (Bạn có thể dùng cách tính trùng tang để xác định) sẽ bị quỷ trùng bắt đi. Người này mất vào ngày không thuận, gặp phải quỷ ma bắt hồn tra tấn dã man, ép khai tên người thân để quỷ bắt đi tiếp.
- Do linh hồn người mất kéo đi: Người mất đi còn chút luyến mộ người thân trong gia đình do đó sẽ kéo theo những người họ yêu thương đi cùng hoặc những người họ ghét nhất. Chính vì điều này nên ông bà xưa còn có thêm hữu tục gọi là nhốt vong. Tục lệ này trấn giữ lại vong hồn người mất để họ không quấy rối, đồng thời cũng không thể về nhà, siêu thoát,…
Tuy nhiên, tục nhốt vong là một việc làm trái luân thường đạo lý, không nên nghe theo hay thực hiện. Bởi vong linh người thân, cha mẹ, ông bà dù thế nào cũng không bao giờ làm hại con cháu, vì thể bạn cần suy xét rõ để không phạm phải tội bất hiếu.
IV. Hướng dẫn cách tính trùng tang cơ bản nhất
Cách bấm ngày giờ chết khi người thân của mình vừa ra đi rất quan trọng, bạn có thể xác định được họ rơi vào ngày tốt hay xấu từ đó có phương pháp hóa giải. Vậy cách tính trùng tang có đơn giản không? Mời bạn đến phần hướng dẫn sau đây nhé!
1. Tính theo thời gian mất
Người mất dưới 10 tuổi sẽ không áp dụng cách này, đây là một lưu ý bạn cần nhớ trước khi đi vào phần cách tính trùng tang.
Xác định theo thời gian mất đó là ngay thời điểm người mất ra đi sẽ xác định ngay họ có rơi vào trùng năm, ngày, giờ nào không. Ví dụ: Người tuổi Sửu mất vào năm Sửu (trùng năm), người tuổi Thân mất vào ngày Thân (trùng ngày), người tuổi Hợi mất vào giờ Hợi (trùng giờ).
2. Tính theo tuổi âm lịch
Đầu tiên, bạn cần tính toán ngày, giờ chính xác của người đã khuất xem họ rơi vào cung nào, gặp phải thiên di, nhập mộ hay trùng tang. Cách bấm giờ này dựa vào việc bấm tay tính ra. Nếu là nam bắt đầu bấm từ cung Dần, theo chiều kim đồng hồ còn nếu là nữ thì bấm từ cung Thân và ngược chiều kim đồng hồ.
- Bấm tay tính tuổi: Tuổi chẵn cứ 10 tuổi là 1 cung, tuổi lẻ 1 tuổi thì là 1 cung. Bấm lần lượt hết tuổi chẵn chục của người mất rồi mới sang đến số lẻ của tuổi. Dừng ở cung nào thì đó là cung tuổi người mất.
- Bấm tay tính tháng: Sau khi bấm xong cung tuổi, tiếp tục tính cung tiếp theo là tháng 1, rồi bấm tính cho đến đúng tháng mất của người đó. Dừng ở cung nào thì đây là cung tháng của người mất.
- Bấm tay tính cung ngày: Dựa vào cung tháng, bạn lại tiếp tục cho cung tiếp theo để tính ngày 1, tính đến ngày người mất ra đi, dừng ở cung nào thì đây là cung ngày.
- Bấm tay tính cung giờ: Lấy cung ngày làm mốc, cung tiếp theo được gọi là giờ Tý, tính đúng đến giờ người mất ra đi thì dừng lại, cung dừng lại là cung giờ. Lưu ý rằng tính giờ theo âm lịch có 12 giờ gồm Tý (Từ 23h – 1h) tiếp sau đó là Sửu, Dần, Mẹo,… cho đến Hợi (21h-23h).
Sau khi tính toán và xác định được ngày, giờ, tháng, tuổi của người mất thuộc cung gì, bạn sẽ biết được họ có rơi vào trùng tang hay không. Dựa vào bảng tính trùng tang để biết trường hợp của người mất:
- Rơi vào cung Thiên Di: Người mất được yên nghỉ, tuổi dương thọ đã mãn nên về được chốn lành.
- Rơi vào cung Nhập Mộ: Đây là ý trời nên không thể cãi được số mệnh, cần thuận theo tự nhiên để được giải thoát.
- Rơi vào cung Trùng Tang: Tuổi dương chưa cạn nhưng phải “Chết bất đắc kỳ tử” nên còn day dứt, dễ sanh nhiều ý niệm oán hận khó siêu thoát.
Từ cách tính trùng tang bên trên, bạn nên xem hết cung ngày, giờ, tháng, tuổi có phải đều rơi hết vào trùng tang hay không. Tuy nhiên chỉ cần rơi vào 1 cung nhập mộ thì người mất an toàn, hoặc rơi vào 2 cung thiên di thì không cần lo lắng nhiều (1 nhập mộ có thể xóa 3 trùng tang, 2 thiên di có thể xóa 1 trùng tang)
Khi biết được người thân hoàn toàn rơi vào trùng tang thì bạn cũng nên bình tĩnh để tính toán rõ là rơi vào loại trùng tang nào để có phương án hóa giải hợp lý, kịp thời.
Có thể bạn chưa biết: Treo Gì Trước Cửa Nhà Để Trừ Tà? 15+ Vật Phẩm Trừ Tà Hiệu Quả
3. Tính trùng tang do chôn sai ngày
Cách tính trùng tang cũng bị ảnh hưởng bởi việc người mất được chôn sai ngày. Trong mỗi tháng sẽ có các ngày trùng tang như sau:
- Tháng 1 (tháng giêng): ngày trùng tang là 7 và 19
- Tháng 2, tháng 3: ngày trùng tang là 6, 18 và 30
- Tháng 4: ngày trùng tang là 4, 16, 28
- Tháng 5, tháng 6: ngày trùng tang là 3, 15 và 27
- Tháng 7: ngày trùng tang là 1, 12 và 25
- Tháng 8: tháng 9: ngày trùng tang rơi vào 12 và 24
- Tháng 10: ngày trùng tang là 10 và 22
- Tháng 11, tháng 12 (tháng Chạp): ngày trùng tang rơi vào 9 và 21
Nếu người mất được chôn vào những ngày trùng tang như trên thì cần tìm cách hóa giải ngay để tránh hậu họa về sau.
4.Tính trùng tang do phạm Thần Trùng
Cách tính trùng tang do phạm Thần Trùng sẽ giúp bạn biết được người thân trong gia đình mất có rơi vào ngày bị Thần Trùng bắt đi hay không. Trong tháng sẽ có những ngày, giờ phạm như sau:
- Tháng 1, tháng 2, tháng 6, tháng 9 và tháng 12: Nếu mất vào ngày Canh Dần, Canh Thân thì phạm ngày Thần Trùng (Lục Canh Thiên Hình). Các cung giờ, tháng, tuổi cũng phạm vào thì lại càng nặng nề hơn nữa.
- Tháng 3: Ngày mất rơi vào Tân Tỵ, Tân Hợi thì phạm Thần Trùng (Lục Tân Thiên Đình).
- Tháng 5: Ngày mất rơi vào Nhâm Dần, Nhâm Thân thì phạm phải Thần Trùng (Lục Nhâm Thiên Lao)
- Tháng 7: Ngày mất rơi vào Giáp Dần, Giáp Thân thì phạm Thần Trùng (Lục Giáp Thiên Phúc)
- Tháng 8: Ngày mất rơi vào Ất Tỵ, Ất Hợi thì phạm phải Thần Trùng (Lục Ất Thiên Đức)
- Tháng 10: Ngày mất rơi vào Bính Dần, Bính Thân thì phạm (Lục Bính Thiên Uy)
- Tháng 11: Ngày mất rơi vào Đinh Tỵ, Đinh Hợi thì phạm Thần Trùng (Lục Đinh Thiên Âm)
V.Hướng dẫn cách tính trùng tang liên táng
Có thể thấy, trùng tang gây ra nhiều nỗi ám ảnh cho mọi gia đình, không ai muốn người thân mình mất mà phạm phải trường hợp đại kỵ này. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có cả trùng tang liên táng, vậy cách tính trùng tang liên táng có giống với trùng tang thường không?
Như đã nói bên trên, nếu người đã khuất ra đi vào các cung kiếp sát là Dần – Thân – Tỵ- Hợi thì rơi vào trùng tang liên táng. Cụ thể như sau:
- Nếu tuổi Tỵ, Dậu, Sửu mà mất vào ngày, giờ, tháng của Dần sẽ gặp trùng tang liên táng.
- Nếu tuổi Hợi, Mẹo, Mùi mất nhằm vào ngày, giờ, tháng của Thân sẽ phạm trùng tang liên táng.
- Nếu tuổi Thân, Tý, Thìn mất vào giờ, ngày, tháng của Tỵ sẽ phạm vào trùng tang liên táng.
- Nếu tuổi Dần, Ngọ, Tuất mất nhằm vào giờ, ngày, tháng của Hợi sẽ rơi vào trùng tang liên táng.
Ngoài ra, giờ liệm, giờ chôn người mất cũng nên tránh những giờ liên quan đến trùng tang liên táng. Từ cách tính trùng tang này bạn có thể tìm được giải pháp trấn trùng tang cho gia đình mình.
VI. Hướng dẫn cách tính trùng tang nhất, nhị, tam xa
Trùng Tang có nhiều loại khác nhau như nhất xa, nhị xa, tam xa. Dựa vào cách tính trùng tang ở trên, bạn đã biết chính xác người mất ở trường hợp trùng tang, nên tính thêm người này rơi vào trùng tang loại gì.
Muốn tính được trùng tang chính xác, bạn dựa vào tháng và ngày mất của người đã khuất để tính. Cụ thể như sau:
- Tháng 1: bắt đầu tính mùng 1 ở Đoài
- Tháng 2 và 3: bắt đầu tính mùng 1 ở Càn
- Tháng 4: bắt đầu tính mùng 1 ở Khảm
- Tháng 5 và 6: bắt đầu tính mùng 1 ở Cấn
- Tháng 7: bắt đầu tính mùng 1 ở Chấn
- Tháng 8 và 9: bắt đầu tính mùng 1 ở Tốn
- Tháng 10: bắt đầu tính mùng 1 ở Ly
- Tháng 11 và 12: bắt đầu tính mùng 1 ở Khôn
Khi xác định xong tháng mất, ngày mất cứ 1 ngày thì tính theo 1 cung, bạn đếm lần lượt đến ngày của người mất thì dừng lại. Nếu ngày người mất nằm ở:
- Cung Cấn thì phạm phải trùng tang nhất xa: Có 3 người chết liên tiếp sau đó.
- Cung Chấn thì phạm phải trùng tang nhị xa: Có 5 người chết liên tiếp sau đó.
- Cung Tốn thì phạm trùng tang tam xa: Có 7 người chết sau đó.
Trình tự các cung : Đoài, Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn. Tính đến Khôn xong thì quay lại tiếp theo với Đoài. Cách tính trùng tang này sẽ cho bạn biết chính xác người mất là loại trùng tang nào.
Có thể bạn quan tâm: Cúng chúng sinh có ý nghĩa gì? Chuẩn bị mâm cúng, văn khấn chuẩn tâm linh nhất
VII. Cách hóa giải trùng tang như thế nào để không ảnh hưởng đến người sống?
Khi một người thân ra đi, đây là nỗi mất mát đau thương cho những người còn ở lại. Không ai muốn người mất rơi vào ngày, giờ xấu, đặc biệt là vào trùng tang. Làm cách nào để hóa giải hoạn nạn? Người chết vào ngày rằm tốt hay xấu? Mời bạn theo dõi phần sau nhé!
1. Nhốt vong, gửi vong vào chùa
Nếu từ cách tính trùng tang, bạn biết được người nhà mình vừa ra đi đã rơi vào nạn trùng tang thì làm sao để hóa giải? Cách mà nhiều người “trấn trùng tang” hay sử dụng nhất là nhốt vong hoặc gửi vong linh vào chùa.
Việc nhốt vong, gửi vong vào chùa thoạt nghe rất tàn nhẫn nhưng đây được xem là cách giúp người sống tại gia đình được an ổn hơn. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ những chùa linh thiêng, có kinh nghiệm và nhận gửi vong, dựa vào lời Kinh, lời tụng niệm của các sư Trụ Trì giúp vong linh siêu thoát nhanh hơn, bớt lưu luyến cõi trần.
Một trong những ngôi chùa có tiếng tăm trong việc gửi vong linh đó là chùa Hàm Long nằm ở Bắc Ninh. Khi có ý định gửi vong bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Không nên đọc tên, lập bàn cúng người mất tại nhà bởi như vậy sẽ tạo điều kiện cho vong linh trở về dễ dàng hơn.
- Nhờ họ hàng xa làm thủ tục gửi vong để người mất không luyến tiếc gia đình đi theo trở về.
- Sau khi qua hết 100 ngày, lập mộ cho người đã khuất xong gia đình có thể lập bàn cúng và lễ lạy bình thường.
Cách hóa giải trùng tang bằng việc gửi vong tuy có hiệu nghiệm nhưng đây là việc làm không đúng đạo lý. Theo Phật Giáo, nhốt vong linh cha mẹ sẽ phạm phải tội bất hiếu. Do đó trước khi quyết định dùng cách này bạn cần xem xét kỹ càng, không nên ứng dụng.
2. Hóa giải bằng cách hồi hướng theo Phật Giáo
Để giúp những người còn sống trong gia đình được bình an, người mất sớm siêu thoát không bị đau đớn, dằn vặt. Bạn có thể làm theo những cách hồi hướng của Phật Giáo, lấy công đức để bù đắp tội nghiệp cho người cõi âm.
Người chết vào ngày rằm là tốt hay xấu? Đây là câu hỏi thường gặp, theo quan niệm Phật Giáo ngày rằm được xem là ngày Sám Hối trong tháng. Người mất theo cách tính trùng tang nếu rơi vào ngày rằm là tốt, ngày này người thân nên ăn chay, tụng Kinh, Sám Hối để tăng phước báu và giảm bớt nghiệp cho người đã khuất.
Mỗi người đều có nghiệp báu và phước báu, người chết rơi vào nạn trùng tang cũng là số mệnh của người này. Khi gặp phải , gia đình bạn nên phát tâm ăn chay, giảm bớt sát sinh, hạn chế cúng kiếng đồ ăn có máu tanh để hồi hướng phước lành cho người đã khuất.
Ngoài ra trong vòng 49 ngày ma chay, nên lấy của cải, đồ vật có giá đem đi cúng dường Tam Bảo, làm việc thiện nguyện, phóng sanh, bố thí,… Trong lúc làm nhớ đọc họ tên người mất để hồi hướng. Những điều này sẽ giúp nghiệp người mất được giảm nhẹ, xóa được nạn trùng tang giúp gia đình được bình an, yên ổn.
Nhìn chung lại, trùng tang là một hiện tượng xấu đối với người mất và cả người sống trong gia đình. Khi dùng cách tính trùng tang xác định được người mất có nạn này, cần phải làm việc thiện để hóa giải tai ương.
Từ bài viết trên, Mua Bán hy vọng bạn có được thông tin hữu ích cho mình cùng như biết cách tính trùng tang một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Để tìm thêm những chủ đề thú vị khác, mời bạn hãy ghé website Muaban.net cập nhật thường xuyên nhé!
>>>Xem thêm:
- Giải mã giấc mơ thấy tượng phật: Con số may mắn đại diện cho từng giấc mơ
- Giải mã điềm báo nằm mơ thấy biển: Điềm lành hay dữ?
- Giải Mã Chim Bồ Câu Bay Vào Nhà Và Các Con Số May Mắn
Tác giả Thảo Vân