Nội Dung Chính
- 1 Cây Vạn Niên thanh là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng, thường được trưng vào những dịp đặc biệt như lễ, khai trương,… không chỉ mang đến sự thẩm mỹ mà còn có mang lại ý nghĩa phong thủy. Vậy cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì và ý nghĩa phong thủy như thế nào mà lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
- 1.1 I. Nguồn gốc của cây Vạn Niên Thanh
- 1.2 II. Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh
- 1.3 III. Công dụng của cây Vạn Niên Thanh
- 1.4 IV. Ý nghĩa của cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy
- 1.5 V. Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì?
- 1.6 VI. Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì?
- 1.7 VII. Cây Vạn Niên Thanh nên đặt ở đâu giúp thu hút may mắn?
- 1.8 VIII. Một số thắc mắc về cây Vạn Niên Thanh
- 1.9 IX. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
- 1.10 X. Lưu ý khi chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên thanh là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng, thường được trưng vào những dịp đặc biệt như lễ, khai trương,… không chỉ mang đến sự thẩm mỹ mà còn có mang lại ý nghĩa phong thủy. Vậy cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì và ý nghĩa phong thủy như thế nào mà lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I. Nguồn gốc của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh có nguồn gốc xuất xứ từ Colombia và Brazil, đây là một loại cây Araceae. Ngoài tên gọi là Vạn Niên Thanh, loại cây này còn được gọi với một cái tên khác là Vạn Niên Thanh Hoa hay Hoa Vạn Niên Thanh.
Vạn Niên Thanh thuộc loại cây có dòng họ ráy, thường mọc thành cụm, với màu lá xanh chủ đạo nên Vạn Niên Thanh mang sự trẻ trung và tươi mới, giúp làm sáng không gian nhà của bạn.
Vạn Niên Thanh có hơn 50 loại, nhưng phổ biến nhất đó là cây Vạn Niên Thanh lá đốm và cây Vạn Niên Thanh bẹ. Ngoài ra, còn có một số loại khác như: Vạn Niên Thanh mép trắng, Vạn Niên Thanh mép vàng và có một số biến loài như lá nhỏ, mọc lùn, lá to…
Gần đây có thêm loại cây Vạn Niên Thanh đỏ được dân sành cây kiểng rất ưa chuộng vì màu sắc độc lạ, bắt mắt và rất phù hợp để trưng bày trong những dịp đặc biệt như lễ, tết, khai trương,…
II. Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh
Để có thể biết được cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, thì việc nắm được đặc điểm của cây cũng giúp cho chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về mức độ hợp khắc của loại cây phong thủy này. Cụ thể như sau:
Đặc điểm hình dáng bên ngoài:
- Vạn Niên Thanh thuộc loại cây thân thảo nhưng có phần cứng cáp hơn so với cây Trầu bà. Rễ Vạn Niên Thanh ngắn, chùm mận.
- Lá cây có phần phiến màu trắng nằm ở giữa, được lan dần ra từ gân lá và phần mặt lá màu xanh. Lá của cây Vạn Niên Thanh mềm, khi bẹ của lá rụng sẽ tạo ra một vòng ở xung quanh của thân cây.
- Vạn Niên Thanh có hoa màu trắng, hoa là hoa đơn và thường sẽ đơm hoa khi thời tiết mát mẻ.
Đặc điểm sinh học: Vạn Niên Thanh là một loại cây ưa bóng râm, với không khí thời tiết mát mẻ thì cây phát triển rất tốt nên bạn có thể mang chúng về trồng hay trưng bày trong nhà mà không lo ngại vấn đề thiếu ánh sáng của mặt trời.
Đặc điểm tuổi thọ: Vạn Niên Thanh là một loại cây có tuổi thọ sống khá lâu năm, bản thân chúng cũng rất dễ trồng và chăm sóc nên được nhiều người lựa chọn để làm một loại cây cảnh trang trí cho không gian sống.
Xem thêm: Tuổi Dần hợp cây gì giúp đem đến may mắn, rước tài lộc vào nhà
III. Công dụng của cây Vạn Niên Thanh
Xét trên thực tế, cây Vạn Niên Thanh sở hữu cho mình nhiều công dụng khác nhau, mà bạn có thể chưa biết. Ngay tại bài viết này, ngoài việc đề cập đến vấn đề cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, thì Mua Bán sẽ liệt kê cho bạn một số công dụng của loại cây cảnh này như sau:
- Cây Vạn Niên Thanh là một loại cây dùng trang trí không gian nhà
Được được rất nhiều người lựa chọn để trang trí cho không gian sống, góc làm việc, trang trí nhà cửa,… Giúp cho không gian sống của bạn trở nên xanh tươi hơn và môi trường làm việc cũng tràn ngập sức sống hơn.
- Cây Vạn Niên Thanh giúp lọc sạch không khí
Bạn có biết các tia bức xạ được phát ra từ tivi, màn hình điện thoại và máy vi tính làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nếu như không có sự xử lý kịp thời. Cây Vạn Niên Thanh khi được trưng bày trong không gian sẽ giúp làm giảm sự bức xạ từ các tia phát ra từ các thiết bị điện tử, lọc không khí trở nên sạch hơn.
Vì vậy, mà cây Vạn Niên Thanh được nhiều người lựa chọn để trưng bày cho không gian sống của mình. Ngoài ra, loại cây này còn tạo được sự dễ chịu, thoải mái nên làm tăng hiệu quả làm việc.
- Cây Vạn Niên Thanh còn có công dụng chữa bệnh
Theo như một số nghiên cứu, Vạn Niên Thanh có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, chữa được các bệnh bạch hầu và cầm máu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và sử dụng liều lượng đúng thì trước khi sử dụng bạn nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.
IV. Ý nghĩa của cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy
Trong phong thủy, cây Vạn Niên Thanh mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, may mắn. Chính vì vậy, loại cây này thường được gia chủ ưa chuộng lựa chọn trưng bày trong các dịp trọng đại như Tết, mừng tuổi, báo hỷ, khai trương,… với mong muốn sẽ nhận được nhiều sự sung túc và may mắn.
Ngoài ra, nếu đặt Vạn Niên Thanh trong nhà sẽ giúp gia chủ thanh lọc khí, loại bỏ các luồng sát khí xung quanh nhà. Đồng thời, sẽ thúc đẩy sao Tứ lục chủ, nên việc thi cử sẽ có nhiều sự may mắn, thịnh vượng và hanh thông.
Xét về phong thủy, tất cả sự vật điều sẽ hợp khắc và cây cảnh trang trí trong nhà cũng thế. Việc xem xét cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, sẽ góp phần phát huy hết sức mạnh phong thủy của loại cây cảnh này.
Xem thêm: Người tuổi Tuất hợp cây gì? Gợi ý cây phong thủy cho người tuổi Tuất mang lại may mắn
V. Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì?
Điều đặc biệt ở Vạn Niên Thanh là hầu như không có sự khắc với mệnh nào. Vạn Niên Thanh sử dụng cho mệnh nào cũng sẽ giúp chủ mệnh thu hút được tài lộc, vượng khí, có được sức khỏe dồi dào và mang đến nhiều may mắn. Tuy nhiên, nếu truy vấn cụ thể cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, thì câu trả lời cụ thể sẽ là:
- Mệnh Thổ: Chính vì thế, khi mệnh Thổ trưng bày cây Vạn Niên Thanh thì cây sẽ giúp tăng thêm sự quyết đoán, tập trung, độc lập và mạnh mẽ hơn. Điều này giúp cho những người mệnh Thổ dễ đạt được những thành công hơn trong cuộc sống.
- Mệnh Thủy và Mệnh Kim: Đây được biết như là loại cây đặc trưng của hai mệnh này, vì phần lá cây có cả màu trắng và màu xanh đều là hai màu thuộc mệnh Thủy và Kim. Nếu người mệnh này trồng Vạn Niên Thành thì sẽ nhận được nhiều điềm lành và tránh được những điềm dữ. Đường công danh sự nghiệp sẽ ngày càng thăng tiến.
Xem thêm: Người tuổi Dậu hợp cây gì để đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ
VI. Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì?
Có thể thấy, cây Vạn Niên Thanh rất thích hợp cho người tuổi Thìn. Chính vì vậy, nếu tuổi Thìn có Vạn Niên Thanh trưng trong nhà thì sẽ được sung túc, cát tường, làm gì cũng thuận lợi và thịnh vượng. Biết được cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì và tuổi gì giúp cho gia chủ có thể nhờ vào đó mà lựa chọn được loại cây mang đến may mắn cho mình.
VII. Cây Vạn Niên Thanh nên đặt ở đâu giúp thu hút may mắn?
Để có thể giúp hóa giải các tà khí, sát khí và mang lại nguồn không khí tốt cho nơi làm việc cũng như không gian sống thì người chơi nên đặt Vạn Niên Thanh ở những nơi cạnh cửa sổ, trong phòng đọc sách, phòng làm việc hay gần nơi bàn học,… Cụ thể như:
- Nếu như chậu cây Vạn Niên Thanh của bạn tương đối lớn thì bạn có thể đặt chúng ở đại sảnh, hành lang, phòng khách để có được không gian rộng hơn.
- Vạn Niên Thanh ngoài trồng ở bồn thì cũng có thể trồng ở các giỏ treo nhỏ, lá cây sẽ ngã xuống mềm mại, khi treo ở ban công, hàng rào hay giàn hoa thì đều rất đẹp.
- Cây Vạn Niên Thanh cũng có thể được trồng thủy canh đặt tại bàn học hay bàn làm việc.
Ngoài ra, có một số vị trí mà bạn cần nhớ không nên đặt cây Vạn Niên Thanh, vì sẽ làm cho cây chậm phát triển cũng như mang đến những điều không tốt như:
- Không nên đặt Vạn niên thanh ở tủ đầu giường hay tủ giày: Vì tủ giày thường mang những chướng khí không tốt, làm hạn chế sinh khí của Vạn Niên Thanh. Đối với tủ đầu giường thì nằm trong phòng, nên Vạn Niên Thanh sẽ không nhận được ánh sáng mặt trời, nguồn năng lượng giúp cây phát triển tốt.
- Không đặt Vạn Niên Thanh trong góc tối. Vạn Niên Thanh là cây ưa sáng, đặt trong góc tối sẽ có nhiều âm khí, cản trở sự phát triển cũng như khả năng phát huy tác dụng phong thủy của cây.
Tham khảo một số tin đăng mua bán nhà uy tín tại Muaban.net:
VIII. Một số thắc mắc về cây Vạn Niên Thanh
Trong bài viết này, ngoài việc giải đáp vấn đề về cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, thì Mua Bán sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc xoay quanh về giống cây cảnh quốc dân này. Cụ thể như sau:
1. Cây Vạn Niên Thanh có độc không?
Theo như một số nhà nghiên cứu, thì trong cây Vạn Niên Thanh có chứa độc tố mang tên Calcium Oxalate. Độc chất này sẽ phân bổ trong các bộ phận của cây mà chủ yếu là trên lá cây. Nếu như nhai phải lá sẽ gây ra hiện tượng bỏng rát niêm mạc miệng và da. Nhựa lá cây khi tiếp xúc có thể gây dị ứng, cứng miệng, bỏng miệng, nghẹn họng và thậm chí là khó thở.
Lưu ý: Nếu như bạn không may bị dính phải thì hãy nhanh chóng rửa sạch lại bằng nước muối loãng hoặc nước ấm, tuyệt đối bạn không được sử dụng tay để cào hoặc gãi vì độc tố sẽ nhanh chóng lây lan. Trong trường hợp bị nặng thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý kịp thời.
2. Cây Vạn Niên Thanh đỏ có ý nghĩa phong thủy gì?
Hiện nay, loại cây Vạn Niên Thanh đỏ đang được nhiều người ưa chuộng, với ý nghĩa của sự sung túc. Đặc biệt trong hôn nhân, cây Vạn Niên Thanh đỏ được sử dụng như lời cầu chúc mọi điều như ý và viên mãn. Trong các lễ mừng thọ thì cây Vạn Niên Thanh đỏ mang ý nghĩa cầu chúc bách niên giai lão.
Khi biết được cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, ta thấy rằng loại cây này dễ sử dụng cho hầu hết các mệnh, thì chắc hẳn việc tìm hiểu những loại cây Vạn Niên Thanh ưng ý để trưng là điều chắc chắn và cây Vạn Niên Thanh đỏ là một trong số đó.
2. Cây Vạn Niên Thanh thường được tặng vào dịp nào?
Mang ý nghĩa của sự may mắn, tài lộc và tượng trưng cho lời cầu chúc gia đình hạnh phúc. Cây Vạn Niên Thanh thường được lựa chọn trưng trong các dịp lễ Tết, khai trương hay khánh thành,… Đây sẽ là một món quà tuyệt vời trong các sự kiện này, nếu bạn biết và xem xét cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì, có phù hợp với gia chủ hay không.
IX. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Biết được cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì để có thể lựa chọn cho tuổi mệnh của mình, thì việc tiếp theo bạn cần biết là cách trồng và chăm sóc để cây phát triển tốt để mang lại may mắn cho gia chủ.
1. Hướng dẫn cách trồng cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh cũng có rất nhiều cách trồng, nhưng thường được trồng bằng 2 cách sau:
- Trồng cây Vạn Niên Thanh bằng đất:
Bước 1: Trộn đất với các nguyên liệu như trấu, xơ dừa,… làm sao để đất trở nên tơi xốp. Việc này giúp cây có thể sinh trưởng và triển tốt. Trộn theo tỷ lệ 1:2 tức là 1 đất và 2 trấu, mùn và phân đã được ủ sẵn trước đó.
Bước 2: Đặt Vạn Niên Thanh vào chậu, vị trí rễ cây phải thấp hơn phần miệng của chậu khoảng 4 – 6cm. Sau đó đổ đất vào chậu lấp rễ cây lại và tưới nước cách nhẹ nhàng để nước thấm dần vào cây.
- Trồng cây Vạn Niên Thanh bằng phương pháp thủy sinh:
Bước 1: Đổ nước vào khoảng ⅔ chậu, để cây có thể phát triển tốt thì nên thêm vào nước vài giọt thủy sinh dinh dưỡng.
Bước 2: Đặt Vạn Niên Thanh vào bình đã được chuẩn bị và chăm sóc cây như bình thường.
2. Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là một loại cây quen thuộc và có khả năng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, để cây phát triển một cách tươi tốt và màu sắc đẹp, bạn sẽ cần lưu tâm một số vấn đề sau:
- Đối với việc tưới nước: Vạn Niên Thanh ưa ẩm và sợ khô hạn, chính vì vậy bạn cần xịt phun sương cho lá cây và tưới nước vào đất mỗi ngày, thì mới giúp cho cây được xanh mướt. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tưới ẩm đất là được và không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn đến việc thối rễ cây.
- Đối với việc bón phân: Bạn nên tưới phân cho cây trong khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 9. Vì đây là thời điểm cây sinh trưởng tốt, nên bạn cần bón phân bằng bánh dầu và tưới nước 10 ngày 1 lần. Mùa thu bạn nên bón phân cho cây khoảng 2 lần, mùa xuân thì bạn nên bón phân 2 tháng 1 lần để cây luôn được xanh tốt hơn.
- Đối với việc tỉa cành: Bạn chỉ cần tỉa cành trong khoảng tháng 5 để tỉa bớt đi phần lá già, tạo cho cây xanh hơn và phát triển lá non tốt hơn.
- Đối với việc nhân giống: Bạn nhân giống Vạn Niên Thanh bằng cách giâm cành hoặc tách cây, thường thì phương pháp giâm cành được sử dụng nhiều hơn. Để thực hiện giâm cành, bạn cắt một đoạn cây khoảng 8 – 10cm. Sau đó, tỉa bớt lá và nhúng rễ cây đã cắt vào trong bột tro và bột lưu huỳnh. Dùng bịch nilon để bọc lại, đợi thời gian từ 15 – 25 ngày sau thì cây sẽ mọc rễ và bạn có thể mang cây đi trồng.
X. Lưu ý khi chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là một loại cây dễ trồng, nhưng để cây phát triển tốt bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cây Vạn Niên Thanh không cần tưới nước quá nhiều, cây cần độ ẩm nhưng không cần quá nhiều nước nên bạn chỉ cần tưới từ 1 – 3 lần/tuần cho cây là được. Tưới nước nhiều sẽ làm cho rễ cây bị úng, bạn cũng nên lựa chọn chậu trồng có nhiều lỗ thoát nước để tránh nước tồn đọng.
- Vạn Niên Thanh là một loại cây ưa mát nên bạn nên lựa chọn vị trí đặt cây ở nơi thông thoáng, vị trí có ánh sáng nhẹ nhàng là tốt nhất. Bạn cũng nên sử dụng khăn để lau lá cây thường xuyên, giúp loại bỏ các bụi bẩn để lá cây trao đổi chất tốt hơn.
Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì và ý nghĩa của loại cây này trong phong thủy đã được trình bày cách rõ ràng và đầy đủ trong bài viết trên. Mua Bán hy vọng với những thông tin vừa được cập nhật sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết, nhằm lựa chọn được cây cảnh phong thủy phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đừng quên, truy câp vào Muaban.net để có thể biết thêm những thông tin bổ ít khác, với đa dạng các lĩnh vực như bất động sản, việc làm, xe cộ,… được đăng tải mỗi ngày nhé!
Xem thêm
- Cây ngọc ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy đặc biệt ít người biết
- Cây Lan Ý Thủy Sinh – Ý Nghĩa Phong Thủy, Công Dụng & Cách Trồng
- Cây hương thảo hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy đặc biệt cây hương thảo