Nội Dung Chính
- 1 Người xưa thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, các cha mẹ thường duy trì tập tục cúng căn cho con nhỏ. Vậy cúng căn là gì? Để hiểu hơn về cúng căn, chuẩn bị mâm cúng và văn khấn cúng căn như thế nào, Mua Bán mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
- 1.1 I. Cúng căn là gì?
- 1.2 II. Lễ cúng căn cho các bé có quan trọng không?
- 1.3 III. Lễ cúng căn được thực hiện khi nào?
- 1.4 IV. Các cách tính ngày cúng căn cho bé trai và bé gái
- 1.5 V. Những lễ vật cần cho lễ cúng căn của bé
- 1.6 VI. Cách bước trình bày mâm cúng căn cho bé như thế nào?
- 1.7 VII. Văn khấn cúng căn cho bé
- 1.8 Lời kết
Người xưa thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, các cha mẹ thường duy trì tập tục cúng căn cho con nhỏ. Vậy cúng căn là gì? Để hiểu hơn về cúng căn, chuẩn bị mâm cúng và văn khấn cúng căn như thế nào, Mua Bán mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
I. Cúng căn là gì?
Cúng căn là một lễ cúng cầu bình an cho đứa trẻ để chúng lớn lên khỏe mạnh, thông minh, thoát khỏi tai ương bệnh tật. Cúng căn là gì hay còn được gọi là cúng đốt vốn là một nghi lễ quan trọng chỉ sau cúng mụ.
Tham khảo thêm: Văn khấn Công Đồng Tứ Phủ chuẩn, chi tiết và đầy đủ nhất
II. Lễ cúng căn cho các bé có quan trọng không?
Lễ cúng căn cũng quan trọng không kém lễ cúng mụ. Bởi vì ý nghĩa của lễ cúng căn cho bé là cách bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến 12 bà mụ và tổ tiên vì đã có công đắp nặn và bảo hộ đứa trẻ lớn lên bình an. Bên cạnh đó, cúng căn cũng là một cách để cầu an, cầu may mắn cho đứa trẻ.
Tham khảo thêm: Cách cúng thần tài thổ địa hàng ngày chuẩn chỉnh nhất
III. Lễ cúng căn được thực hiện khi nào?
Lễ cúng căn được thực hiện khi trẻ vừa tròn 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi. Sự khác biệt giữa các lần cúng căn là gì? Thông thường, lễ cúng căn lúc trẻ 3, 6 và 9 tuổi được tổ chức giống nhau, riêng lễ cúng căn cuối cùng năm trẻ 12 tuổi được tổ chức lớn nhất. Bởi vì đây là buổi lễ cuối cùng để tạ ơn đến 12 bà mụ và gia tiên.
Tham khảo thêm: Văn Khấn Xin Lộc Cô Sáu Và Cách Sắm Lễ Chuẩn Nhất
IV. Các cách tính ngày cúng căn cho bé trai và bé gái
Bé trai và bé gái sẽ có cách chọn ngày cúng căn khác nhau. Bên cạnh đó, mốc tính ngày cũng khác nhau tùy vào cách chọn và tập tục ở từng địa phương. Chúng ta cùng tìm hiểu cách tính ngày khi cúng căn là gì trong phần sau đây:
1. Ngày cúng căn theo truyền thống
Ngày cúng căn theo truyền thống được căn cứ vào ngày sinh âm lịch của trẻ. Đối với bé gái, người ta sẽ tổ chức muộn hơn 2 ngày và lễ cúng căn cho bé trai được tổ chức sớm hơn 1 ngày so với ngày sinh âm lịch.
Bởi vì theo quan niệm xưa, việc lùi lễ cúng căn 2 ngày sau sinh nhật có ý nghĩa mong cho bé gái có đức tính biết nhường nhịn, tính tình ôn hòa để giữ được hòa khí cho gia đình và trong công việc.
Vậy ý nghĩa của việc dời lên một ngày khi cúng căn là gì? Người xưa quan niệm con trai phải biết dũng cảm đảm đương mọi chuyện, có ý chí tiến lên. Bên cạnh đó, con trai cũng cần phải có tính cách mạnh mẽ, có trách nhiệm mới có thể làm trụ cột cho cả gia đình. Vì vậy, việc tổ chức sớm sẽ mang một ý nghĩa biểu tượng và sự kỳ vọng của cha mẹ.
2. Ngày cúng căn theo Âm Lịch
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tổ chức vào đúng ngày sinh âm lịch của trẻ. Phương pháp này dễ nhớ và dễ tính nhất. Cha mẹ có thể làm lễ cúng căn vào đúng sinh nhật thứ 3, 6, 9 và 12 theo lịch âm của trẻ.
3. Ngày cúng căn theo Dương lịch
Cha mẹ chỉ cần chọn đúng sinh nhật theo lịch dương để làm lễ cúng căn và không cần lùi hoặc tiến thêm ngày. Hiện nay, cách cúng căn theo dương lịch dần trở nên khá phổ biến. Cách này dễ nhớ nhất vì trùng với lịch làm việc của cha mẹ và lịch đi học của trẻ.
4. Ngày cúng căn theo phong thủy
Ngày phong thủy là ngày hợp với tuổi và mệnh của trẻ. Cha mẹ cũng có thể chọn ngày phong thủy để tổ chức cúng căn cho con. Bên cạnh đó, làm lễ cúng căn vào ngày phong thủy còn là cách để cầu bình an, may mắn và tài lộc cho trẻ sau này.
Tham khảo thêm: Cúng nhập trạch – Văn khấn về nhà mới thuê chi tiết nhất 2023
V. Những lễ vật cần cho lễ cúng căn của bé
Ngoài việc tìm hiểu cúng căn là gì, cha mẹ cũng cần dành thời gian làm mâm cúng căn phù hợp. Tương tự với cúng mụ, mâm cúng căn không cần quá phức tạp mà quan trọng nhất là sự chân thành của người làm lễ. Cụ thể:
1. Mâm cúng cho 12 bà mụ Tiên Nương
Phong tục cúng 12 bà mụ Tiên Nương cần lễ vật cúng căn là gì? Thông thường, mâm cúng căn cho 12 bà mụ Tiên Nương gồm các lễ vật sau đây:
- 12 phần xôi đậu hoặc xôi gấc;
- 12 phần chè đậu xanh, chè hoa cau hoặc chè trôi nước;
- 12 đĩa trầu têm cánh phượng;
- 1 đĩa bánh kẹo;
- 1 mâm ngũ quả;
- 1 bình hoa tươi;
- Muối, trà, nước, gạo, nhang, đèn;
- 12 bộ hài và giấy tiền.
2. Mâm cúng Bà Chúa Thai Sanh
Sau đây là những lễ vật bạn cần chuẩn bị trước khi làm lễ cúng:
- 1 con heo sữa quay;
- 1 mâm ngũ quả;
- 1 con gà luộc nguyên con;
- 1 bình hoa tươi;
- 1 đĩa xôi;
- 1 tô chè lớn;
- Giấy tiền;
- 3 đĩa trầu têm cánh phượng;
- Gạo và muối;
- Đèn, nước, hương (nhang), trà,…
3. Một số lưu ý khi chọn lễ vật cho mâm cúng
Lễ vật trong tổ chức cúng căn là gì thì cũng cần chú ý các vấn đề sau đây:
- Lưu ý khi chọn hoa: Hoa tươi nên có cả nụ và hoa, màu sắc tươi tắn, có ý nghĩa tốt đẹp, không chọn hoa màu trắng hoặc màu sẫm tối;
- Lưu ý khi chọn mâm ngũ quả: Chọn quả có vị ngọt mang ý nghĩa bình an như đu đủ, thanh long, dừa, chuối, táo, xoài,… không chọn quả có mùi nặng và sắp xếp mâm cúng theo quy luật ngũ hành tương sinh để giữ được ý nghĩa cúng căn.
Tham khảo thêm: Các loại bàn thờ trong nhà cơ bản và những điều bạn cần biết để gia đạo an lành
VI. Cách bước trình bày mâm cúng căn cho bé như thế nào?
Sau khi nắm rõ các lễ vật trong cúng căn là gì, bạn cần phải biết cách chuẩn bị mâm cúng để vừa thuận tiện vừa đảm bảo đầy đủ thủ tục trong cúng lễ. Thông thường, người ta sẽ làm hai bàn cúng riêng đặt ở hai bên, một bàn dành cho 12 bà mụ Tiên Nương và một bàn dành cho Bà Chúa Thai Sanh.
Nếu không có điều kiện thì gia đình vẫn có thể cúng chung trên cùng một bàn để thuận tiện hơn. Đối với các buổi lễ cúng cho con, cha mẹ có thể cúng thêm bánh kẹo và nước ngọt. Tùy vào từng gia đình, bạn có thể cúng món mặn hoặc món chay đều được.
Tham khảo thêm: Bài Văn Khấn Lễ Ban Công Đồng Cổ Truyền Chuẩn Tâm Linh 2023
VII. Văn khấn cúng căn cho bé
Nội dung văn khấn cúng căn cho bé lúc 3, 6, 9 và 12 tuổi đều có một cấu trúc như nhau. Bạn có thể tham khảo nội dung bài văn khấn dưới đây hoặc tải về để đọc cho thuận tiện và tìm hiểu kỹ hơn về văn khấn cúng căn là gì.
“Con xin bái vị Đại tiên chúa!
Con xin bái 12 vị Tiên Nương!
Hôm nay là ngày … .. tháng…..năm………
Vợ chồng con tên là……………… và…………… là cha mẹ của bé (trai, gái) có tên là…………..
Vợ chồng chúng con sinh sống tại:……………Nay nhân ngày cháu tròn…. tuổi. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn chư vị Thánh hiền, Đại Tiên Chúa, chư vị Tiên Nương, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại. Phù hộ cho cháu bản mệnh bình an, hay ăn chóng lớn, bốn mùa đều được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng láng, sau này học hành giỏi giang tấn tới, công thành danh toại, là người có ích cho gia đình, xã hội.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.
Con xin được thành tâm dâng lễ, xin lạy các vị chứng giám lòng thành của chúng con!
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.”
Tải văn khấn cúng căn cho bé tại đây |
Tham khảo thêm: Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết
Lời kết
Việc tìm hiểu cúng căn là gì giúp cha mẹ có thể cầu may mắn, bình an, xua đuổi điềm dữ cho con. Cách cúng căn và lễ vật cúng căn tương đối đơn giản, vì vậy, cha mẹ có thể tổ chức cho con vào các mốc tuổi quan trọng để con có thể lớn lên khỏe mạnh dưới sự che chở của 12 bà mụ và gia tiên.
Nếu bạn yêu thích các nội dung về phong thủy như cúng căn là gì và các kiến thức trong cuộc sống thì hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của Mua Bán nhé! Ngoài ra, website Muaban.net còn có nhiều kiến thức bổ ích về mua bán nhà đất, việc làm, xe cộ… Truy cập ngay để cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- Cúng đầy tháng cho bé chuẩn bài bản với các gợi ý sau
- Bộ tam sên gồm những gì? Những lưu ý khi chuẩn bị bộ tam sên để cúng
- Hướng Dẫn Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái Khỏe Mạnh Theo Dân Gian
Bạn có thể tham khảo một số tin đăng mua bán nhà đất uy tín, nhanh chóng ngay tại website Muaban.net: