Nội Dung Chính
- 1 Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ trong phong thủy thường được gọi là Ngũ hành. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được vận dụng rất nhiều trong kinh dịch để giải thích quy luật của vạn vật. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu chúng là gì, cách tính mệnh của một người và các thông tin khác có liên quan đến Ngũ hành.
- 1.1 I. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?
- 1.2 II. Nguồn gốc của Ngũ hành
- 1.3 III. Bản chất của ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?
- 1.4 IV. Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo quy luật của ngũ hành
- 1.5 V. Cách tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đơn giản và nhanh chóng
- 1.6 VI. Lý do phải xem mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ?
- 1.7 VII. Gia đình có đủ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có tốt không?
- 1.8 LỜI KẾT
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ trong phong thủy thường được gọi là Ngũ hành. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được vận dụng rất nhiều trong kinh dịch để giải thích quy luật của vạn vật. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu chúng là gì, cách tính mệnh của một người và các thông tin khác có liên quan đến Ngũ hành.
I. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì? Từ ngày xưa, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đã xuất hiện và trở thành một trong những quy luật được áp dụng rất nhiều trong kinh dịch và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Kim Mộc Hỏa Thủy Thổ nói về 5 yếu tố cấu tạo nên vạn vật bao gồm: Kim – kim loại, Mộc – cây cối, Hỏa – lửa, Thủy – nước và Thổ – đất.
>>> Tham khảo thêm: Mệnh Kim Hợp Hoa Gì? Bật Mí 9 Loài Hoa May Mắn Cho Mệnh Kim 2023
II. Nguồn gốc của Ngũ hành
Theo triết học cổ đại Trung Hoa, Ngũ hành (còn được gọi là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ) đã xuất hiện từ thế kỷ 12 trước công nguyên và được ứng dụng rộng rãi trong phong thủy. Ngũ hành được dùng để giải thích nhiều quy luật về vạn vật và cách vạn vật tác động đến nhau. Cho đến nay, Ngũ hành vẫn được áp dụng rất nhiều trong đời sống như phong thủy nhà ở, chọn tuổi vợ chồng và đối tác làm ăn, y học cổ truyền và thiên văn học.
III. Bản chất của ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ bao gồm: kim loại, cây cối, lửa, nước và đất. Các yếu tố trên đều có liên quan và tác động đến nhau.
Bên cạnh đó, Kim Mộc Thủy Thổ Hỏa còn đại diện cho 5 trạng thái bao gồm:
- Kim: Kim loại có thể biến đổi linh hoạt về kích thước và trạng thái mềm hoặc cứng. Do đó, Kim đại diện cho sự đổi mới và cải cách.
- Mộc: Mộc đại diện cho cây cối, là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, bảo vệ kẻ yếu và khẳng khái cương trực.
- Thủy: Thủy là đại diện cho nước do đó Thủy còn mang ý nghĩa về sự mềm mỏng, linh hoạt và hiền lành.
- Hỏa: Hỏa là hình ảnh của sự chủ động và hướng lên trên. Hỏa đem đến sự ấm áp, năng lượng, danh dự và công bằng.
- Thổ: Thổ được xem như là mẹ của muôn loài. Bởi vì Thổ chứa đựng vạn vật và dưỡng dục chúng. Do đó, Thổ luôn được gắn liền với sự đôn hậu và nhân từ.
>>> Tham khảo thêm: Mệnh Mộc Hợp Hoa Gì? Gợi Ý 9 Loài Hoa Cho Mệnh Mộc 2023
IV. Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo quy luật của ngũ hành
Trong Ngũ hành, các yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có tác động trực tiếp đến nhau. Sự tác động này sinh ra các quy luật và giải thích cho sự vận động của vạn vật. Các quy luật đó bao gồm: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tương sinh tương khắc, quy luật tương vũ và tương thừa.
1. Quy luật ngũ hành tương sinh
Quy luật Ngũ hành tương sinh nói về cách mà các yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong Ngũ hành tương sinh, cái sinh ra nó được gọi là “mẫu” và cái mà nó sinh ra được gọi là “tử”. Mối quan hệ này thể hiện thông qua:
- Kim sinh Thủy: Kim loại sau khi bị nung chảy sẽ chuyển sang thể lỏng như nước.
- Thủy sinh Mộc: Nước đem dưỡng chất đến nuôi cây, giúp cây phát triển.
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô dễ cháy sinh ra lửa, là nguồn nuôi dưỡng ngọn lửa.
- Hỏa sinh Thổ: Ngọn lửa đốt cháy vạn vật hóa thành tro, thành đất.
>>> Tham khảo thêm: Ý nghĩa và quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy
2. Quy luật ngũ hành tương khắc
Trái ngược với quy luật tương sinh, quy luật tương khắc chỉ mối quan hệ khắc chế và bài trừ lẫn nhau giữa các yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Thông qua đó, các yếu tố này làm giảm sự phát triển của nhau, giúp cân bằng Ngũ hành, cụ thể như sau:
- Kim khắc Mộc: Rìu kim loại có thể chặt đứt cây.
- Mộc khắc Thổ: Rễ cây mọc dài đâm vào lòng đất.
- Thổ khắc Thủy: Đất đá làm nước lũ bị ngăn chặn.
- Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt ngọn lửa.
- Hỏa khắc Kim: Ngọn lửa làm kim loại bị nóng chảy.
3. Quy luật ngũ hành tương vũ và tương thừa
Bên cạnh Ngũ hành tương khắc, mức độ mạnh yếu trong một cặp nguyên tố còn sinh ra hai quy luật khác được gọi là Ngũ hành tương vũ và tương thừa.
a. Quy luật Ngũ hành tương vũ
Trong đó, Ngũ hành tương vũ là hiện tượng một hành quá mạnh sẽ khắc chế mạnh hơn hoặc một hành trở nên quá yếu sẽ bị hành khắc nó áp chế mạnh hơn.
Ví dụ: Mộc vốn khắc Thổ nhưng khi một người trở nên giận dữ sẽ khiến yếu tố Mộc gia tăng làm Thổ bị khắc mạnh hơn. Việc này sẽ dẫn đến hiện tượng bị đau bụng, loét bao tử,…
Trường hợp khác, người bệnh lao phổi do phế Kim suy yếu sẽ bị Hỏa (Hỏa khắc Kim) áp chế mạnh hơn. Người bệnh sẽ bị sốt kéo dài từ trưa đến tối.
b. Quy luật Ngũ hành tương thừa
Về quy luật tương thừa, nếu một hành quá mạnh sẽ áp chế ngược lại hành khắc nó.
Ví dụ: Thủy khắc Hỏa nhưng khi trời nắng nóng, Hỏa bùng lên mạnh mẽ khiến cơ thể bị trúng nắng. Cơ thể sẽ bị đổ mồ hôi lạnh và Thủy bị suy yếu. Ngược lại, nếu một hành trở nên quá yếu sẽ bị hành mà nó khắc áp chế ngược lại.
Việc tìm hiểu Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ và các quy luật Ngũ hành có ích rất nhiều trong cuộc sống. Để giúp bạn áp dụng được các quy luật này, Mua Bán sẽ phân tích kỹ càng hơn ở phần tiếp theo sau đây:
V. Cách tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đơn giản và nhanh chóng
Để tính mệnh Ngũ hành, người ta sẽ căn cứ vào độ tuổi và năm sinh. Đối với độ tuổi, bạn cần biết được bạn sinh vào năm có Can Chi gì. Nếu bạn tính mệnh thông qua năm sinh thì cần đối chiếu với bảng bên dưới bằng năm sinh âm lịch.
1. Tính theo độ tuổi
Để biết bạn mang hành gì trong 5 yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, bạn cần xác định được Can Chi của năm sinh. Ví dụ nếu bạn sinh vào năm 1999 thì Can Chi là Kỷ Mão.
Sau khi có được Can Chi, bạn cần tính hành của mình thông qua các bước sau đây:
- Bước 1: Quy đổi Can và Chi thành các số theo bảng dưới đây:
- Bước 2: Tính tổng các số tương ứng với Can và Chi.
-
Bước 3: Đối chiếu số vừa tính được với bảng sau để biết bạn thuộc hành gì (Lưu ý: nếu tổng lớn hơn 5 thì cần trừ đi cho 5 trước khi đối chiếu).
Nếu không biết Can Chi (Thiên Can – Địa Chi) năm sinh của mình là gì thì bạn có thể áp dụng cách tính như sau:
Cách tìm Thiên Can:
Dựa vào số cuối cùng trong ngày sinh của bạn có thể tính được Thiên Can như sau: 0 – Canh, 1 – Tân, 2 – Nhâm, 3 – Quý, 4 – Giáp, 5 – Ất, 6 – Bính, 7 – Đinh, 8 – Mậu và 9 – Kỷ.
Cách tìm Địa Chi:
Bạn chỉ cần lấy năm sinh âm lịch chia cho 12 sẽ ra số dư. Số dư này sẽ tương ứng với Địa Chi như sau: 0 – Thân, 1 – Dậu, 2 – Tuất, 3 – Hợi, 4 – Tý, 5 – Sửu, 6 – Dần, 7 – Mão, 8 – Thìn, 9 – Tỵ, 10 – Ngọ và 11 – Mùi.
Ví dụ: Nếu bạn sinh năm 1986 thì sẽ có Can Chi như sau:
- Số cuối cùng của năm sinh là 6 tương ứng với Thiên Can Bính.
- 1986 chia cho 12 dư 6 tương ứng với Dần.
Vậy người sinh năm 1986 có Can Chi là Bính Dần. Theo cách tính Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ thì người tuổi Bính Dần sinh năm 1986 mang mệnh Hỏa.
2. Tính theo năm sinh
Ngoài cách tính trên, bạn cũng có thể tính được Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo năm sinh. Khi một Can và Chi kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một Ngũ hành mới, được gọi là Ngũ hành nạp âm do đó chúng ta có đến 60 Ngũ hành khác nhau.
Để tính Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, bạn cần biết năm sinh âm lịch của mình. Sau đây là bảng Ngũ hành tính theo năm sinh:
VI. Lý do phải xem mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ?
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được áp dụng rất nhiều trong các sự kiện trọng đại như xây nhà, lập gia đình, khởi xướng kinh doanh,… và cũng được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền và thiên văn học. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các áp dụng Ngũ hành trong cuộc sống nhé!
1. Phong thủy nhà ở
Ngũ hành được áp dụng nhiều nhất trong phong thủy. Thông qua đó, chủ nhà biết cách bày trí phòng ốc và vật dụng để thu hút vận may và tài lộc cho gia đình.
Theo quan niệm của người xưa, nếu nhà ở không tuân thủ các quy tắc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gia đình không hòa thuận, công việc không thuận lợi hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Xác định tuổi lập gia đình
Trước khi có ý định kết hôn, nhiều người sẽ phải đi xem tuổi hai bên có hợp nhau hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại trong cuộc sống của nhau.
3. Thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền
Mỗi cơ quan trong cơ thể đều mang một trong các yếu tố trong Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Thông qua đó, các thầy thuốc Đông Y có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và trị tận gốc bệnh tật.
Trong Đông Y luôn nhấn mạnh sự cân bằng âm dương ngũ hành trong cơ thể. Nếu như một hành quá vượng hoặc quá suy sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan còn lại. Vì vậy, các chữa trị thường thấy trong Đông Y là tìm cách cân bằng ngũ hành và chú trọng trị bệnh từ gốc trước khi điều trị triệu chứng.
4. Thuyết ngũ hành trong thiên văn học
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Can Chi và Hoa Giáp tạo thành một quan niệm về vũ trụ khép kín. Thông qua đó, người ta tính toán được thời gian, tính được vòng lặp của các chòm sao, của vũ trụ. Một chu kỳ Can Chi hoàn chỉnh 60 năm, người Trung Hoa xưa đã lấy năm 2636 TCN là năm bắt đầu của một chu kỳ và đến nay đã được 78 chu kỳ.
Ngoài ra, người ta còn áp dụng Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ trên bàn tay để dự đoán mệnh số con người và cách tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ để giúp một người vượt qua các đại nạn, chuẩn bị cho các sự kiện quan trọng trong đời.
VII. Gia đình có đủ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có tốt không?
Ngũ hành chú trọng sự cân bằng giữa 5 yếu tố. Do đó, nếu các thành viên trong gia đình có đủ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ thì sẽ rất tốt. Tuy nhiên, việc cân bằng này còn phải phù hợp với tuổi cha mẹ và con cái.
Nếu con cái sinh ra xung khắc với tuổi cha mẹ sẽ dễ bị đau ốm và cha mẹ khó hòa hợp. Ngược lại, nếu tuổi con cái hợp với cha mẹ sẽ đem lại may mắn và tài lộc và trợ giúp tốt cho sự nghiệp của cha mẹ.
Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng không hợp tuổi nhau có thể hóa giải bằng cách sinh con có tuổi mệnh phù hợp, giúp hóa giải xung khắc trong gia đình. Từ đó cha mẹ hòa hợp hơn và hạn chế các vận xui rủi trong gia đình và công việc.
Tuy nhiên, tuổi mệnh cũng chỉ mang ý nghĩa tham khảo bởi vì có nhiều yếu tố khác quan trọng hơn tác động đến vận khí của gia đình. Vì vậy, cha mẹ cũng không nên cố gắng ép sinh con đúng ngày giờ mà cần tập trung hơn vào việc nhường nhịn lẫn nhau và nuôi dạy con cái tốt hơn.
LỜI KẾT
Bài viết trên đã phân tích các yếu tố và quy luật Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, cũng như cách tính mệnh cho từng người. Muaban.net hy vọng bạn có thể tham khảo các thông tin hữu ích thông qua bài viết này.
>>> Xem thêm:
- Mệnh thủy hợp mệnh gì và khắc mệnh gì? Chi tiết nhất 2023
- Màu hợp mệnh Kim – Cách chọn màu sắc phong thủy cho người mệnh Kim
- 24+ cây phong thuỷ mệnh thuỷ giúp thu tài hút lộc cực tốt bạn nên biết