Mặc dù LinkedIn cũng là một trong các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa biết LinkedIn là gì. Sau đây, meeykhach.net sẽ nói chi tiết hơn về LinkedIn để bạn không phải bỡ ngỡ.
Nội Dung Chính
LinkedIn là gì?
Cho dù bạn là một giám đốc tiếp thị tại một công ty lớn, một chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc là một sinh viên đại học năm nhất đi chăng nữa thì đều có nhu cầu tìm kiếm việc làm. LinkedIn dành cho bất kỳ ai đang muốn tìm kiếm một công việc để phát triển sự nghiệp và tạo dựng mối quan hệ.
Quang cao
Trên LinkedIn, bạn kết nối với mọi người bằng cách thêm họ vào “connections”, giống kết bạn Facebook. Bạn có thể liên lạc bằng cách nhắn tin riêng (hoặc qua thông tin liên hệ) và bạn cần phải đưa ra cho mọi người thấy những kỹ năng, kinh nghiệm, thành tựu một cách ngắn gọn trong profile của cá nhân.
LinkedIn tương tự như Facebook về bố cục và cung cấp tính năng rộng rãi. Những tính năng này được phát triển để dành cho những chuyên gia, nhưng nhìn chung, nếu bạn biết cách sử dụng Facebook hoặc bất kỳ mạng xã hội tương tự nào khác thì LinkedIn cũng tương tự như vậy.
Quang cao
Xem thêm:
Các tính năng chính của LinkedIn
Dưới đây là một số tính năng cơ bản mà LinkedIn cung cấp và cách chúng được thiết kế để các chuyên gia sử dụng:
Quang cao
Home (Trang chủ): Khi bạn đã đăng nhập vào LinkedIn, thì thứ bạn nhìn thấy đầu tiên sẽ là newsfeed của cá nhân, hiển thị những bài viết gần đây từ những người, trang mà bạn đã theo dõi hoặc connections (bạn bè) của bạn. Tương tự như newsfeed của Facebook.
Profile: Đây là nơi sẽ hiển thị tên, hình ảnh, vị trí, nghề nghiệp hiện tại và nhiều thứ ở phía trên cùng của trang. Phía dưới sẽ là nơi bạn giới thiệu ngắn về các điểm nổi bật của bản thân như về cá nhân, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, và các thông tin khác giống như một bản CV chuyên nghiệp.
My Network: Tại đây, bạn sẽ tìm thấy danh sách tất cả các chuyên gia mà bạn hiện đang kết nối trên LinkedIn. Nếu bạn nhấp chuột tới tính năng này nằm ở menu phía trên, thì bạn sẽ có thể thấy được nhiều tùy chọn khác nhau cho phép bạn add thêm những người khác, tìm những người bạn có thể biết và tìm kiếm các sinh viên đã tốt nghiệp.
Jobs (Nghề nghiệp): Tất cả các loại nghề nghiệp sẽ được post trên LinkedIn hằng ngày bởi những nhà tuyển dụng, và LinkedIn sẽ giới thiệu công việc cụ thể cho bạn dựa trên thông tin hiện tại của bạn, bao gồm vị trí của bạn và sở thích công việc tùy chọn để bạn có được một danh sách việc làm phù hợp.
Interest (Sở thích): Ngoài mối quan hệ của bạn với các chuyên gia, bạn cũng có thể theo dõi một số sở thích nhất định trên LinkedIn. Nó có thể là các công ty, nhóm dựa trên vị trí và sở thích mà bạn chọn.
Thanh tìm kiếm: LinkedIn mang đến một tính năng tìm kiếm cực kỳ hiệu quả cho phép bạn lọc được các kết quả dựa trên những thẻ mà bạn chọn như: Jobs (Nghề nghiệp), Companies (Công ty), School (Trường học), Group (Nhóm). Sau khi tìm kiếm, thì bạn cũng có thể lọc tiếp tục thêm một bước nữa để tìm kiếm chi tiết hơn về:Vị trí, công ty người đó đang làm…
Notifications (Lời nhắc): Giống như các trang mạng xã hội khác, LinkedIn cũng sử dụng tính năng thông báo này để cho bạn biết khi nào được ai đó chú ý đến, mời để gia nhập một nhóm nào đó hoặc gợi ý các nhóm, người dùng có chung sở thích.
Pending Invitations (Lời mời đang chờ): Khi các chuyên gia khác mời bạn kết nối với họ trên LinkedIn, bạn sẽ nhận được lời mời chờ xác nhận.
Ngoài những tính năng kể trên là những tính năng cơ bản nhất, bạn có thể khám phá được nhiều tính năng hơn nữa nếu tham gia mạng xã hội này. Nếu bạn trả tiền nâng cấp tài khoản Premium, LinkedIn sẽ cho phép bạn đăng các bài viết tìm kiếm việc làm có lợi thế hơn so với những người khác, quảng cáo trên LinkedIn và mở rộng chiến lược bán hàng trên mạng xã hội bằng LinkedIn.
Bạn có thể sử dụng LinkedIn để làm gì (Với tư cách cá nhân)?
Bây giờ những thứ mà LinkedIn mang lại và những ai sẽ là người phải sử dụng chúng, nhưng điều đó có thể không mang lại cho bạn bất kỳ ý tưởng nào để sử dụng chúng. Trên thực tế, có khá nhiều người dùng đã tạo tài khoản và sau vài phút họ đã không biết làm gì với LinkedIn.
Dưới đây là một số lời khuyên cho người mới bắt đầu.
Liên lạc lại với những người quen cũ: Bạn có thể sử dụng tính năng My Network để tìm những cựu sinh viên, giáo viên, một người bạn cũ hoặc ai đó mà bạn nghĩ họ có nhiều mối quan hệ trong ngành. Bằng cách điền hoặc đồng bộ danh bạ trên Email với LinkedIn.
Sử dụng LinkedIn như bản sơ yếu lý lịch online: Với những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm… được bạn liệt kê trên LinkedIn thì nó cũng không khác gì một bản sơ yếu lý lịch. Bạn có đính kèm URL profile LinkedIn của mình vào Email hoăc thư xin việc đến một công ty nào đó. Một vài website sẽ cho phép ứng tuyển trực tiếp thông qua profile LinkedIn và họ cũng biết rõ trình độ cá nhân của bạn hơn nữa.
Tìm và ứng tuyển một công việc: Hãy nhớ rằng LinkedIn là nơi tốt nhất mà bạn có thể tìm kiếm việc làm online. LinkedIn sẽ luôn luôn gợi ý về các job mà bạn yêu thích, nhưng bạn cũng có thể sử dụng tính năng tìm kiếm để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp.
Tìm và kết nối với nhiều chuyên gia: Thật tuyệt vời khi bạn có thể liên lạc với những người đồng nghiệp cũ và những đồng nghiệp đang làm chung công ty khi họ sử dụng LinkedIn nhưng điều tuyệt nhất là bạn có thêm cơ hội để học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia tại nơi bạn làm việc hoặc trên thế giới.
Tham gia các hội nhóm liên quan: Cách tốt nhất để gặp những chuyên gia trong cùng lĩnh vực chính là tham gia các nhóm được LinkedIn gợi ý dựa trên sở thích hoặc công việc hiện tại mà bạn đang làm. Những thành viên trong nhóm sẽ thấy điều mà họ quý mến từ bạn và sẽ tạo lập mối quan hệ với nhau.
Viết blog về những gì bạn biết: LinkedIn ngoài một trang mạng xã hội giúp mọi người trên thế giới tìm kiếm việc làm phù hợp, thì bạn cũng có thể post những bài viết để cho hàng triệu người trên thế giới đọc được. Những bài viết sau khi được đăng sẽ xuất hiện trên profile của bạn, điều này sẽ tăng uy tín của bạn trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn cũng như là một lợi thế để những nhà tuyển dụng đánh giá.
Nâng cấp lên tài khoản LinkedIn cao cấp
Nhiều người có thể đã hài lòng với một tài khoản LinkedIn miễn phí, nhưng nếu bạn nghiêm túc về việc sử dụng LinkedIn và tất cả các tính năng tiên tiến nhất của nó, bạn có thể muốn nâng cấp lên tài khoản LinkedIn cao cấp.
Hiện tại, LinkedIn đang có 4 gói tài khoản cao cấp dành cho người dùng muốn tìm kiếm một công việc mơ ước, phát triển mạng lưới quan hệ, mở rộng các cơ hội kinh doanh và tìm kiếm nhân tài. Bạn có thể thử nâng cấp tài khoản miễn phí trong vòng 1 tháng, và sau đó sẽ bạn trả phí hằng tháng tùy thuộc vào gói mà bạn đang sử dụng.
- LinkedIn Premium Career: $29.99/tháng. Phù hợp với những người đang tìm kiếm một công việc để nâng cao sự nghiệp của bản thân.
- LinkedIn Premium Business: $47.99/tháng. Phù hợp với những doanh nghiệp tìm kiếm khả năng tạo dựng, mở rộng mạng lưới.
- LinkedIn Premium Sales: $64.99/tháng. Phù hợp cho các chuyên gia, doanh nghiệp tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
- LinkedIn Premium Hiring: $99.95/tháng. Phù hợp cho những chuyên gia, doanh nghiệp tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên.
Lưu ý cuối cùng, đừng quên tận dụng các ứng dụng di động của LinkedIn. LinkedIn có các ứng dụng chính miễn phí trên nền tảng iOS và Android cùng với nhiều ứng dụng chuyên biệt khác dành cho tìm kiếm việc làm, SlideShare, Linked Learning và tài khoản trả phí.
>> Seeding Facebook là gì? Seeding Facebook có phải là xấu không?
>> Bạn nên làm gì khi Facebook bị theo dõi?
Trên đây, meeykhach.net đã giải thích LinkedIn là gì và giới thiệu những tính năng chính cũng như tác dụng của LinkedIn. Đừng quên Like & Share để chia sẻ thông tin này đến người khác nhé.
Tham khảo Lifewire