Cách đặt bát hương trên bàn thờ không chỉ giúp việc cắm nhang, vệ sinh bàn thờ dễ dàng hơn mà còn ảnh thể hiện lòng thành, sự tôn kính đối với tổ tiên, ông bà, … Đặt bát hương đúng vị trí sẽ giúp gia đạo yên ấm hạnh, phúc. Không chỉ thế còn giúp công việc thuận lợi, làm ăn phát đạt hơn. Vậy cụ thể cách đặt bát hương trên bàn thờ như thế nào. Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
Cách đặt bát hương trên bàn thờ quan trọng như thế nào?
Trong văn hóa Châu Á nói chung và người Việt nói riêng luôn có 2 thế giới. Thế giới chúng ta sống và thế giới tâm linh có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Bởi vậy mà ông bà, tổ tiên mất đi cần phải được thờ cúng thật trang trọng và kỹ lưỡng.
Trong đó bàn thờ là thứ không thể thiếu, và tất nhiên đã có bàn thờ thì chắc chắn cần có bát hương. Khi đặt bát hương đúng cách thì mỗi nén nhang được thắp lên. Sợi dây liên kết của tổ tiên và con cháu sẽ được hình thành. Từ đó tâm nguyện con người sẽ được chứng giám và phù hộ.
Cách đặt bát hương trên bàn thờ theo phong thủy
Là biểu tượng cho tâm linh nên tính phong thủy không thể thiếu. Với những gì được nêu trên có thể thấy được tầm quan trọng của bát hương. Đây là điều mà bất kỳ gia chủ nào cũng phải biết để việc thờ phụng chính xác.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách và vị trí đặt bát hương. Những nội dung dưới đây sẽ bao gồm tất tần tật những gì mà bạn cần biết.
Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ?
Trên bàn thờ gia tiên cần có ít nhất 2 bát hương, 1 cho thần linh và 1 cho gia tiên. Tuy nhiên thì nhiều gia đình sẽ chỉ đặt 1 bát hương. Cũng có nhiều gia đình chia thành 4 bát để thờ Tổ cô, ông Mãnh. Vậy nên đặt bao nhiêu bát hương còn tùy thuộc và phong tục mỗi vùng và mỗi gia đình.
Tuy tùy từng vùng nhưng quan niệm của người việt số lẻ luôn là đẹp nhất. Hoặc bày trí bát hương ứng với cuộc đời của mỗi người gồm sinh – lão – bệnh – tử. Ví dụ như 3 – 7 – 12 bát hương. Thường thì sẽ là 3 bát hương, Thổ công ở giữa và tổ tiên 2 bên. Bát hương cùng cần đặt trên đế Tam Sơn có hoa văn thanh nhã, trang trọng.
Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ
Vị trí đặt bát hương thế nào cho đúng thì tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ đó mà cách đặt cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi điều kiện đặt ra.
Cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên với 1 bát hương
Với những gia đình chỉ đặt 1 bát hương ở giữa bàn thờ để thờ chung tất cả. Ta sẽ áp dụng cho những ngôi nhà chung cư, nhà nhỏ không đủ diện tích. Điều này sẽ giúp bạn vừa có đủ không gian sống, vừa thờ được gia tiên.
Thứ tự đặt bát hương trên bàn thờ
Cách đặt bát hương trên bàn thờ với 3 bát thì cần lưu ý nguyên tắc sau:
- Bát hương chính giữa sẽ để thờ thổ công hay thần linh. Đây là bát hương cao và to nhất.
- Hai bát hương hai bên sẽ thờ gia tiên và Tổ cô nhỏ hơn để tỏ sự tôn trọng thần linh. Đây là nguyên tắc cơ bản và không được phạm phải.
Cách này thường được áp dụng khá nhiều bởi sự rõ ràng trong thờ cúng. Ngoài ra việc bố trí như vậy cũng giúp cho gian thờ đẹp và tôn nghiêm hơn.
Vị trí đặt bát hương
Đối với trường hợp đặt nhiều bát hương thì bát hương bên tay trái trái thờ Tổ cô và ông Manh. Bát hương bên tay phải thờ cúng gia tiên. Bát hương để thờ gia tiên sẽ phải nhỏ hơn và đặt dưới bát hương thổ công, thần linh. Mỗi phải hương phải cách nhau vào khoảng 10cm.
Cách xếp đặt bát hương trên bàn thờ có 4 bát hương
Đối với nhà sử dụng 4 bát hương thì sẽ phải bày thêm bát hương so với loại trên. Thường cách này áp dụng khi bạn thờ Tổ cô, ông Mãnh hoặc thờ vong khác. Khi ấy ta cần rất chú ý đến cách trình bày và sắp xếp bát hương sao cho hợp lý nhất.
Thông thường thì bát hương thổ công, thần linh sẽ ở vị trí trung tâm. Các bát hương khác sẽ đặt 2 bên với nguyên tắc trai tay trái, gái tay phải. Mỗi bát hương sẽ phải cách nhau từ 8 đến 12cm tạo sự thông thoáng, thoải mái khi thờ cúng.
Quy trình bốc bát hương theo phong thủy
Cách đặt bát hương trên bàn thờ rất quan trọng, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Trước hết bạn phải biết cách để có thể bốc bát hương sao cho đúng. Thể hiện lòng thành khẩn và sự tôn trọng đối với thần linh và ông bà.
Chuẩn bị bát hương
Cách đặt bát hương trên bàn thờ vô cùng quan trọng tuy nhiên chuyên bị cũng không kém phần đặc biệt. Chuẩn bị bát hương không phải là điều dễ dàng. Bát hương khi mùa về sẽ phải được rửa sạch bằng nước muối rượu gừng pha thêm chút nước hoa để thờ cúng.
Sau khi rửa sạch ta cần phơi khô và đem xông trầm hương. Phần nước rửa bát hương thì có thể đổ ra trước nhà hoặc mang vảy xung quanh nhà. Bạn tuyệt đối không được đổ xuống cống hoặc nơi ô uế.
> Xem thêm: Phong thủy bàn thờ và những điều bạn cần lưu ý!
Tham khảo thêm một số tin đăng mua bán đất hợp phong thủy ngay tại website Muaban.net |
Chuẩn bị tro
Để có thể cắm nhang thì bạn cần chuyển bị tro, cát cho bát hương. Tốt nhất ta nên dùng cát khô mịn, sạch sẽ và không lẫn tạp chất, rác, … Bạn có thể đem sàng, lọc và rửa lại bằng nước sạch để làm sạch cát. Sau đó phơi khô và cho vào bát hương.
Đối với các bát hương nhỏ trong những dịp cúng kính ta có thể thay cát bằng gạo. Gạo này sau khi cúng xong phải đem trải trước nhà.
Quá trình bốc bát hương
Để quá trình bốc bát hương đảm bảo sạch sẽ phải rửa tay bằng rượu, nước gừng. Khi bốc bát nhang, ta cần dùng tay bốc lần lượt từng nắm tro và đặt vào trong bát. Tuân theo nguyên tắc “sinh – lão – bệnh – tử”. Khi bốc tro đến nắm cuối cùng cần phải rơi vào số sinh.
Trong quá trình bốc bát hương thì hãy cho tro vào, lắc đều không ấn hoặc nén chặt. Bên cạnh đó miệng hãy khấn “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)” để thần linh, tổ tiên chứng giám.
Đặt bát hương lên bàn thờ
Sau khi đã bốc bát hương xong ta cần phải đặt bát hương lên bàn thờ.Việc đặt lên thì không có gì đặc biệt. Bạn chỉ cần chú ý không làm rơi vỡ bát hương để tránh mang lại điềm xấu. Khi đặt bát hương lên bàn thờ thì đặt bao nhiêu bát, vị trí thế nào thì giống với những cách đặt bát hương trên bàn thờ được nếu trên.
Sắm lễ bốc bát hương
Để quá trình bốc bát hương suổn sẻ, thể hiện được sự thành kính. Gia chủ cần phải sắm đầy đủ các lễ nghi bao gồm: hoa tươi, quả tươi, nước sạch và bày lên bàn thờ. Trước khi gia chủ thắp hương cần mở rộng tất cả các cửa trong phòng. Sau đó làm lễ.
Đặc biệt sắm lễ không cần phải quá sang trọng nếu bạn không có điều kiện. Thay vào đó ta cần phải đảm bảo sự đầy đặn. Cũng không nên đặt lễ quá cao dễ rơi vỡ trong quá trình làm lễ.
Những lưu ý khi đặt bát hương trên bàn thờ
Khi bốc bát hương và đặt lên bàn thờ, gia chủ luôn phải chú ý đến những điều sau đây:
- Trang phục phải thật sạch sẽ, phù hợp, trang nghiêm. Bạn cần phải mặc quần dài, áo dài tay, không mặc quần cụt và áo cộc tay khi làm lễ.
- Màu sắc của bát hương nên là màu vàng hoặc xanh lá là phù hợp nhất. Không chọn những loại có chữ Tàu, chữ Hán.
- Bát hương sau khi đặt lên phải giữ nguyên vị trí. Không được xê dịch nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến tổ tiên, ông bà cha mẹ. Việc xê dịch nhiều sẽ thể hiện sự không tôn kính đối với người bề trên.
Lời kết về cách đặt bát hương trên bàn thờ
Trên đây là bài viết “cách đặt bát hương trên bàn thờ để gia đạo êm ấm”. Mong rằng qua bài viết trên Muaban.net sẽ giúp bạn có được cách đặt bát hương tốt nhất. Thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên, ông bà và thần linh.
Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên những lưu ý và nguyên tắc được nếu. Không chỉ để có cách đặt bát hương trên bàn thờ phù hợp mà còn tránh gây ra điềm xấu.
– Content Writer: Lan Ạnh –
Trên bàn thờ gia tiên cần có ít nhất 2 bát hương, 1 cho thần linh và 1 cho gia tiên. Tuy nhiên thì nhiều gia đình sẽ chỉ đặt 1 bát hương. Cũng có nhiều gia đình chia thành 4 bát để thờ Tổ cô, ông Mãnh.
Vị trí đặt bát hương thế nào cho đúng thì tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ đó mà cách đặt cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi điều kiện đặt ra.
Để quá trình bốc bát hương đảm bảo sạch sẽ phải rửa tay bằng rượu, nước gừng. Khi bốc bát nhang, ta cần dùng tay bốc lần lượt từng nắm tro và đặt vào trong bát. Tuân theo nguyên tắc “sinh – lão – bệnh – tử”. Khi bốc tro đến nắm cuối cùng cần phải rơi vào số sinh.
– Trang phục phải thật sạch sẽ, phù hợp, trang nghiêm
– Màu sắc của bát hương nên là màu vàng hoặc xanh lá là phù hợp nhất.
– Bát hương sau khi đặt lên phải giữ nguyên vị trí. Không được xê dịch nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến tổ tiên, ông bà cha mẹ.