Ắt hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng một lần nghe đến thuật ngữ ROM và biết sơ bộ rằng nó liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu. Nhưng bạn có chắc ROM chỉ có như vậy? Hãy cùng khám phá ngay ROM là gì qua bài chia sẻ của meeykhach.net. Bắt đầu thôi.
Nội Dung Chính
ROM là gì?
ROM hay bộ nhớ chỉ đọc (Read Only Memory), là một chip nhớ và là một phần không thể thiếu trong các thiết bị điện tử hiện nay. Vì là bộ nhớ chỉ đọc nên nó hoàn toàn chứa các chương trình được cài đặt từ trước và cũng như nếu có dữ liệu được lưu trên nó thì dữ liệu này hoàn toàn không bị xóa đi ngay cả khi bạn tắt máy.
Advertisement
Xem thêm:
RAM là gì? Phân biệt giữa RAM và ROM
RAM là gì?
RAM (Random Access Memory) được coi là bộ nhớ tạm thời, có nhiệm vụ lưu trữ các tệp tin, hay ứng dụng trong một khoảng thời gian, những dữ liệu này sẽ hoàn toàn biến mất khi ứng dụng bị tắt hay reset lại.
Advertisement
Phân biệt giữa RAM và ROM
Đặc điểm so sánh | RAM | ROM |
Hình dáng bên ngoài | – RAM là một chip mỏng hình chữ nhật được lắp vào khe cắm trên bo mạch chủ. RAM thường lớn hơn ROM. | – ROM là một ổ đĩa quang bằng băng từ. |
Khả năng lưu trữ tạm thời | – Bộ nhớ khả biến, cần được liên kết điện năng để duy trì khả năng lưu trữ dữ liệu, mất điện dữ liệu sẽ bị mất. | – Bộ nhớ điện tĩnh (bất biến) có thể lưu trữ thông tin cả khi tắt máy tính, mất điện. |
Cách thức hoạt động | – RAM được sử dụng trong hoạt động bình thường của máy tính sau khi khởi động và nạp hệ điều hành.
– Có thể phục hồi hoặc thay đổi dữ liệu được lưu trữ trong RAM. |
– ROM được sử dụng chủ yếu trong quá trình khởi động máy tính. Advertisement – Dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc, nhưng không sửa hoặc thay đổi được, đó là lý do vì sao nó được gọi là ‘bộ nhớ chỉ đọc’. |
Tốc độ | – Quá trình ghi dữ liệu vào RAM nhanh.
– Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh. |
– Quá trình ghi dữ liệu vào ROM chậm.
– Tốc độ truy cập dữ liệu chậm. |
Khả năng tiếp cận | – Dễ dàng truy cập, thay đổi hoặc lập trình lại thông tin được lưu trữ trong RAM. | – Khó khăn khi muốn thay đổi, lập trình lại thông tin được lưu trên ROM. |
Khả năng lưu trữ | – Một chip RAM có thể lưu trữ nhiều gigabyte (GB) dữ liệu, từ 1 GB đến 256 GB cho mỗi chip. | – Một chip ROM lưu trữ được vài megabyte (MB) dữ liệu, thường là 4 MB hoặc 8 MB cho mỗi chip. |
Khả năng ghi chép dữ liệu | – Ghi dữ liệu trong bộ nhớ RAM cũng dễ dàng hơn bộ nhớ ROM. | – Thông tin trong ROM vô cùng quan trọng với máy tính và tồn tại vĩnh viễn. |
Cấu tạo của ROM là gì?
Cầu trúc của ROM khá phức tạp. Nó gồm 4 phần căn bản đó là: Mảng thanh ghi, Bộ giải mã, Bộ giải mã cốt và Bộ đệm đầu ra.
Mảng thanh ghi: Register Array, là nơi lưu trữ các dữ liệu đã được lập trình sẵn trong ROM. Chúng được xếp theo ma trận vuông và được ghi chết do đó không thể ghi được thêm gì nữa.
Bộ giải mã hàng và cột: Quyết định con đường và cách thức lấy dữ liệu mỗi khi được kích hoạt
Bộ đệm đầu ra: Quyết định mức độ của dữ liệu cao hay thấp và đưa những dữ liệu này vào đường truyền.
Nhiệm vụ của ROM là gì?
ROM là nơi lưu trữ các phần mềm hay chương trình được tích hợp sẵn khi sản xuất một bảng mạch máy tính do đó nó rất khó bị thay đổi cũng như bị can thiệp để lập trình lại từ đầu.
Thường được lập trình sẵn để phù hợp với những phần cứng hay tính năng đi kèm nên nhiệm vụ của ROM là kiểm soát các tính năng của các tiện ích tích hợp sẵn từ đầu như khởi động máy hay lưu trữ file hệ thống,…
Một ví dụ đơn giản về ROM đó chính là Bios. Nó là một phần mềm hệ thống và được dùng để kiểm soát cách mà thiết bị phản hồi lại người dùng từ những cấp độ thấp nhất như khởi động máy cho đến những cấp độ phức tạp như ép xung CPU,…
Các loại ROM trên thị trường
Hiện nay có 4 loại ROM cơ bản với những tính năng khác nhau từ cơ bản đến phức tạp, phù hợp với nhiều công dụng khác nhau.
- ROM: Đây là loại cơ bản nhất với việc chip ROM sử dụng dữ liệu đã được lập trình sẵn từ đầu và chỉ việc chạy chương trình và lấy dữ liệu ra mỗi khi khởi động máy hoặc chương trình. Loại ROM này không thể xóa hay viết lại các chương trình trong đó. Đây cũng là loại ROM có chi phí sản xuất thấp vì luôn có khuôn mẫu sẵn để làm theo thay vì phải sản xuất một con chip ROM nguyên bản.
- PROM: PROM hay Programmable ROM là loại chip ROM có dữ liệu trống hoàn toàn và người dùng hay nhà phát triển có thể mua và lập trình duy nhất 1 lần do đó nó cũng làm loại ROM rẻ nhất trong tất cả.
- EPROM: Là viết tắt của Erasable Programmable ROM, là loại ROM mà bạn có thể xóa và lập trình trên nó nhiều lần mà không gây ảnh hưởng gì cả. Tui rằng cuối cùng nó cũng sẽ bị hao mòn nhưng với tuổi thọ hơn 1000 lần tẩy thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
- EEPROM: Tên gọi dùng để ám chỉ loại ROM mà bạn có thể xóa hoặc viết nó bằng điện bằng cách áp dụng các dòng điện cục bộ để xóa hoặc ghi ROM. Loại ROM này có các tính năng vượt trội hơn những loại ROM phía trên. Bạn không cần sử dụng những thiết bị chuyên dụng, không cần gõ bỏ nó khỏi phần cứng. Và cuối cùng là bạn có thể chỉnh sửa một phần nhỏ mà không phải xóa hay viết lại toàn bộ.
Câu hỏi liên quan
ROM điện thoại là gì?
Còn được gọi là bộ nhớ trong điện thoại hoặc dung lượng lưu trữ. Có chức năng lưu trữ các tệp chương trình, hệ điều hành, thông tin dữ liệu,.. trên thiết bị và tồn tại dưới dạng những chip nhớ. Điện thoại có bộ nhớ trong càng cao thì khả năng lưu trữ càng lớn.
ROM là bộ nhớ trong hay ngoài?
ROM không phải là bộ nhớ ổ cứng, mà là một bộ nhớ trong máy tính, thường được trang bị thẳng trên mainboard để chứa BIOS, Firmware của main.
Bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:
Và trên đây là những chia sẻ của meeykhach.net về ROM là gì. Mong những kiến thức trên đây có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm meeykhach.net thường xuyên để có được những kiến thức về công nghệ bổ ích mỗi ngày.
Tham khảo Arrow