Máy chủ Proxy là cầu nối giữa trình duyệt web của bạn và phần còn lại của Internet. Proxy có khả năng làm cho việc truy cập Internet của bạn nhanh hơn một chút cũng như riêng tư và an toàn hơn rất nhiều. Dưới đây là bài viết giới thiệu về Proxy là gì và cách thiết lập Proxy trên PC, Mac hoặc trình duyệt web của bạn để giữ an toàn và bảo mật sự riêng tư trên môi trường Internet. Cùng meeykhach.net đi tìm hiểu những phần nội dung sau đây nào.
Nội Dung Chính
- 1 Proxy là gì?
- 2 Công dụng của Proxy
- 3 Proxy Server hoạt động ra sao?
- 4 4 loại máy chủ Proxy
- 5 Tại sao bạn nên sử dụng Proxy?
- 6 Rủi ro khi dùng Proxy là gì?
- 7 Cách tìm thấy địa chỉ Proxy Server trên máy tính
- 8 Hướng dẫn cài đặt Proxy Server trên máy tính
Proxy là gì?
Có nhiều cách định nghĩa về Proxy là gì. Để hiểu đơn giản, Proxy Server (hay Máy chủ Proxy) có nhiệm vụ như 1 chiếc cầu chuyển tiếp giữa người dùng và Internet, hoặc giữa người gửi và người nhận. Proxy giao tiếp với các trang web thay mặt bạn.
Advertisement
Khi bạn sử dụng Proxy trực tuyến, trình duyệt của bạn cùng lưu lượng truy cập sẽ kết nối tới Proxy và Proxy sẽ chuyển tiếp lưu lượng truy cập của bạn đến trang web bạn truy cập.
Điều này có nghĩa là các kết nối giữa người dùng và một trang web nhất định sẽ bị chặn lại bởi Proxy server, hay sẽ đi qua máy chủ Proxy mà không được thực hiện một cách trực tiếp. Nói tóm lại, Proxy đóng vai trò là hệ thống giám sát các hoạt động của người dùng đến Internet.
Advertisement
Các Proxy Server cung cấp các chức năng, bảo mật, và quyền riêng tư khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của bạn hoặc chính sách của công ty.
Advertisement
Công dụng của Proxy
Sau khi đã biết được Proxy là gì, bạn sẽ tự hỏi liệu công việc trung gian này để làm gì? Tại sao không cho người dùng đến thẳng website họ cần truy cập đi, như vậy hẳn phải nhanh hơn không?
Các máy chủ Proxy có nhiều vai trò hữu ích khác ngoài làm trung gian giúp bạn giao tiếp được với Internet. Dưới đây là một vài trong số các ứng dụng chính cho máy chủ Proxy:
Tường lửa (Firewall): Tường lửa là một loại hệ thống an ninh mạng hoạt động như một rào cản giữa các mạng máy tính và Internet. Các chuyên gia bảo mật định cấu hình tường lửa để chặn những truy cập không mong muốn vào một mạng cụ thể, thường là một biện pháp chống phần mềm độc hại hoặc chống hacker.
Bộ lọc: Proxy server có thể hoạt động như bộ lọc nội dung bằng cách chặn lưu lượng không mong muốn. Các công ty có thể cài đặt máy chủ Proxy theo một bộ lọc nội dung với yêu cầu cụ thể để ngăn nhân viên truy cập vào các trang web bị chặn khi đang làm việc.
Vượt bộ lọc khác: điều này có nghĩa bạn hoàn toàn có thể thông qua Proxy web bằng Proxy khác. Nếu Proxy của công ty bạn đã chặn trang web yêu thích của bạn, nhưng không chặn quyền truy cập vào máy chủ Proxy cá nhân hoặc Proxy chính trang web yêu thích của bạn, bạn vẫn có thể truy cập Proxy của mình và sử dụng Proxy để truy cập các trang web bạn muốn.
Bộ nhớ đệm: hay Cache là bộ nhớ lưu trữ tạm thời dữ liệu được truy cập thường xuyên, giúp người dùng truy cập lại dữ liệu đó dễ dàng và nhanh hơn trong tương lai. Proxy có thể lưu bộ nhớ cache của các trang web để chúng tải nhanh hơn so với việc bạn gửi toàn bộ lưu lượng truy cập của mình qua Internet đến máy chủ của trang web.
Bảo mật: Ngoài việc lưu trữ tường lửa, máy chủ Proxy cũng có thể tăng cường bảo mật bằng cách đóng vai trò là bộ mặt công khai duy nhất của mạng. Điều đó có nghĩa là IP của người dùng bị ẩn sau địa chỉ IP của máy chủ Proxy. Điều này giảm thiểu khả năng hacker truy cập một IP người dùng cụ thể.
Chia sẻ kết nối Internet: Doanh nghiệp hoặc gia đình có một kết nối Internet duy nhất có thể sử dụng máy chủ Proxy để truyền tất cả các thiết bị của họ thông qua một kết nối đó.
Proxy Server hoạt động ra sao?
Mỗi máy tính trên Internet cần có một địa chỉ giao thức duy nhất, gọi là IP (Internet Protocol). Hãy coi địa chỉ IP là địa chỉ nhà của bạn. Nếu bưu điện có thể chuyển thư đến đúng địa chỉ nhà bạn, thì Internet có thể gửi dữ liệu đến máy tính bạn theo địa chỉ IP.
Máy chủ Proxy về cơ bản là một cái máy tính, có IP riêng. Khi bạn gửi một yêu cầu duyệt web, trước tiên yêu cầu của bạn sẽ đến máy chủ Proxy. Sau đó, máy chủ Proxy thay mặt bạn thực hiện yêu cầu web của bạn bằng cách thu thập phản hồi từ máy chủ web và chuyển tiếp dữ liệu trang web cho bạn.
Giả dụ, khi bạn search 1 từ khóa, máy chủ Proxy sẽ chuyển tiếp các yêu cầu tìm từ khóa này, và bạn vẫn có kết quả tìm kiếm mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình đó máy chủ đã khéo léo đổi địa chỉ IP của bạn, vì vậy mà máy chủ web không biết chính xác bạn là ai, và bạn ở đâu trên thế giới.
Nó có thể mã hóa dữ liệu của bạn, vì vậy dữ liệu của bạn không thể đọc được khi chuyển tiếp. Và cuối cùng, một máy chủ Proxy có thể chặn quyền truy cập vào các trang web nhất định, dựa trên địa chỉ IP.
4 loại máy chủ Proxy
Proxy minh bạch (Transparent Proxy)
Không có quyền riêng tư hoặc bảo mật với một Transparent Proxy. Khi bạn sử dụng một máy chủ Proxy, các máy chủ web sẽ nhận được địa chỉ IP thực của bạn và chúng cũng có thể cho biết rằng bạn đang kết nối qua Proxy.
Đó là lý do tại sao nhiều người sử dụng Transparent Proxy cho mục đích lọc nội dung hoặc bộ nhớ đệm, thay vì vì lý do bảo mật. Ví dụ: bất kỳ Proxy nào trên mạng công ty hoặc trường học đều có thể là Transparent Proxy.
Proxy ẩn danh (Anonymous Proxy)
Các Proxy ẩn danh không chuyển địa chỉ IP của bạn đến các trang web và dịch vụ mà bạn sử dụng. Thay vào đó, các trang web sẽ nhận được địa chỉ IP giả thay vì địa chỉ IP thực của bạn.
Tuy nhiên, giống như Transparent Proxy, Proxy ẩn danh cũng vẫn cho biết là bạn dùng Proxy. Nếu một số trang web chọn từ chối dịch vụ cho người dùng Proxy, bạn sẽ không thể truy cập họ khi sử dụng Proxy ẩn danh.
Vì các Proxy ẩn danh ẩn địa chỉ IP của bạn nên vẫn là một lựa chọn hợp lý nếu bạn đang muốn sử dụng với mục đích riêng tư nào đó. Nhưng khả năng bảo vệ của bạn sẽ không mạnh mẽ như với VPN như Avast SecureLine VPN, ẩn địa chỉ IP của bạn trong khi cũng bảo vệ lưu lượng truy cập của bạn.
Proxy mạo danh (Distorting Proxy)
Máy chủ mạo danh hoạt động như một máy chủ ẩn danh, tuy nhiên, với một địa chỉ IP giả, bạn có thể xuất hiện ở một nơi khác trên thế giới đang truy cập vào nội dung bị chặn.
Proxy ẩn danh bậc cao (High Anonymity Proxy)
Đây được cho là loại Proxy an toàn nhất khi không cho phép máy chủ web biết người dùng đang dùng Proxy, và bảo vệ quyền riêng tư của bạn đến mức tối đa khi liên tục thay đổi địa chỉ IP định kỳ.
Tại sao bạn nên sử dụng Proxy?
Khi đã biết được khái niệm Proxy là gì, cách Proxy hoạt động ra sao, bạn cũng phần nào hiểu được vì sao cần phải sử dụng Proxy. Cụ thể hơn, có một số lý do khiến các tổ chức và cá nhân sử dụng máy chủ Proxy.
- Để kiểm soát việc sử dụng Internet của nhân viên trong công ty hoặc trẻ em tại nhà.
- Tiết kiệm băng thông và cải thiện tốc độ cho các tổ chức hoặc cơ quan lớn.
- Muốn đảm bảo quyền riêng tư khi vào các website.
- Cải thiện bảo mật và có thể kết hợp với VPN để nâng cao thêm tính an toàn.
- Truy cập vào các trang bị chặn bởi chính quyền hoặc nhà cung cấp mạng internet.
Rủi ro khi dùng Proxy là gì?
Bạn nên lưu ý khi sử dụng Proxy, bởi vì một số Proxy có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây ra các bất lợi sau đây:
Rủi ro khi sử dụng Proxy miễn phí
Bạn biết đấy, không có gì là miễn phí cả. Nếu bạn dùng một Proxy miễn phí, thì tức là người sản xuất có thể sẽ cần tráo đổi thông tin gì đó lấy được từ bạn, có thể là thông tin cá nhân cơ bản, thậm chí thông tin tài khoản ngân hàng.
Thường thì, bạn có thể sẽ thấy các vấn đề về hiệu suất và các vấn đề tiềm ẩn về bảo mật dữ liệu khi sử dụng Proxy miễn phí. Vì vậy, hãy lường trước các hiệu quả khi sử dụng Proxy miễn phí.
Nguy cơ dữ liệu trong lịch sử duyệt web
Máy chủ Proxy có địa chỉ IP và thông tin yêu cầu web ban đầu chưa được mã hoá và lưu. Hãy kiểm tra chính sách bảo mật và luật hiện hành dành cho Proxy này và chắc chắn dữ liệu của bạn được lưu lại trong Proxy.
Nếu bạn mong đợi sử dụng máy chủ Proxy để bảo mật, nhưng nhà cung cấp chỉ đăng nhập và bán dữ liệu của bạn, bạn có thể không nhận được giá trị mong đợi cho dịch vụ đó.
Nguy cơ từ Proxy không mã hoá
Nếu bạn sử dụng loại Proxy không có mã hoá, bất kỳ cũng có thể lấy tên người dùng, mật khẩu và thông tin tài khoản của bạn. Đảm bảo rằng bất kỳ máy chủ Proxy nào bạn sử dụng đều cung cấp khả năng mã hóa đầy đủ.
Cách tìm thấy địa chỉ Proxy Server trên máy tính
Tìm địa chỉ Proxy trên máy tính Windows
Bước 1: Mở menu Windows ở góc dưới bên trái của màn hình, sau đó nhấp vào biểu tượng bánh răng cưa để mở Cài đặt của bạn.
Bước 2: Trong menu Settins của Windows, nhấp vào Network & Internet.
Bước 3: Chọn Proxy trên thanh bên bên trái để hiển thị cài đặt Proxy của máy tính của bạn. Nếu kết nối của bạn được định tuyến qua Proxy, bạn sẽ thấy thông tin đó tại đây.
Tìm địa chỉ Proxy trên máy tính Mac
Bước 1: Mở Menu Apple bằng cách nhấp vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái màn hình của bạn. Sau đó, chọn System Preferences.
Bước 2: Chọn biểu tượng Network để điều chỉnh cài đặt kết nối.
Bước 3: Trong menu Network, chọn loại mạng bạn đang sử dụng (Ethernet hoặc Wi-Fi). Sau đó, nhấp vào Advanced.
Bước 4: Mở tab Proxies để truy cập cài đặt Proxy của bạn.
Hướng dẫn cài đặt Proxy Server trên máy tính
Hướng dẫn cài đặt Proxy Server trên Windows
Dưới đây là cách thiết lập PC Windows của bạn để sử dụng máy chủ Proxy trên Windows 8 hoặc Windows 10:
Bước 1: Nhấn phím Windows + I truy cập menu Cài đặt Windows.
Bước 2: Trên Windows 10, click vào Settings > Network & Internet > Proxy. Trên Windows 8, click Settings > Network Proxy.
Bước 3: Trong phần Manual Setup section, hãy bật On ở mục “Use a Proxy Server”, hãy đảm bảo sau đó Automatically detect settings cũng chuyển sang On.
Bước 4: Theo mặc định, Windows sẽ tự động kiểm tra xem doanh nghiệp, trường học hoặc mạng cục bộ của bạn đã có thiết lập máy chủ Proxy tự động chưa.
- Nếu có rồi thì Windows sẽ cho bạn biết tên của Proxy đó và khuyến khích bạn làm theo hướng dẫn của nó.
- Giả sử rằng Windows tìm thấy 1 tệp PAC, trong thiết lập Automatic Proxy Setup bằng cách gạt nút On.
Bước 6: Nhập địa chỉ Script và nhấp vào Save.
Hướng dẫn cài đặt Proxy Server trên máy Mac
Đây là cách thiết lập máy chủ Proxy trên máy Mac chạy macOS 10.15 Catalina.
Bước 1: Chọn Open System Preferences.
Bước 2: Chọn biểu tượng Network để điều chỉnh cài đặt kết nối.
Bước 3: Chọn loại mạng bạn sử dụng, thường là Ethernet hoặc Wi-Fi.
Bước 4: Chọn Advanced, tìm và click Proxies.
5. Để tự động định cấu hình cài đặt máy chủ Proxy của bạn, hãy chọn Auto Proxy Discovery, click Secure Web Proxy (HTTPS) sau đó thì nhập địa chỉ máy chủ Proxy và số cổng của nó vào ô bên phải sau dấu hai chấm. (ví dụ: 8080).
6. Để sử dụng cấu hình tự động Proxy (Proxy Auto-Configuration: PAC), hãy chọn Automatic Proxy Configuration và nhập địa chỉ Proxy vào trường URL.
Nếu máy chủ Proxy được bảo vệ bằng mật khẩu, tích vào Proxy server requires password và nhập tên tài khoản và mật khẩu của bạn vào mục Username – Password.
Hướng dẫn cài đặt Proxy Server trên trình duyệt web
Cài đặt Proxy Server trên trình duyệt Chrome
Theo mặc định của macOS và Windows, Chrome sử dụng Proxy macOS hoặc Windows của bạn. Để thay đổi cài đặt Proxy của bạn trên trình duyệt Chrome, hãy làm theo những bước dưới đây:
Bước 1: Mở thanh công cụ Chrome và chọn Cài đặt.
Bước 2: Cuộn xuống cuối trang và chọn Cài đặt nâng cao.
Bước 3: Cuộn xuống chọn Hệ thống và chọn Mở cài đặt Proxy trên máy tính của bạn.
Bước 4: Sau khi bảng hiện ra rồi, thì làm theo các bước như đã hướng dẫn đối với từng hệ điều hành macOS và Windows ở phía trên.
Tóm lại, để thiết lập máy chủ Proxy trong Google Chrome, bạn chỉ thực hiện một số bước đầu tiên trong trình duyệt, sau đó hoàn tất quá trình này trong hệ điều hành của máy.
Cài đặt Proxy Server trên trình duyệt Safari
Đối với Safari, tương tự, chúng ta sẽ tìm đến mở hộp Cài đặt Proxy trong Safari.
Bước 1: Mở Safari, chọn Preferences.
Bước 2: Click vào Tab Advanced > Proxies > chọn Change settings
Bước 3: Sau đó bảng Cài đặt Proxy sẽ hiện ra và chỉ cần làm theo hướng dẫn trong Cài đặt Proxy Server trên máy Mac là được.
Cài đặt Proxy Server trên trình duyệt Firefox
Không giống như các trình duyệt web khác, Firefox không mặc định sử dụng cài đặt Proxy của hệ thống của bạn. Bạn sẽ cần thay đổi Proxy của mình từ bên trong Firefox.
Bước 1: Mở menu Firefox và chọn Settings.
Bước 2: Cuộn xuống cuối trang thấy ô Cài đặt Network (Network Settings) chọn Setting.
Bước 2: Trong Cài đặt Kết nối, hãy chọn, Auto-detect Proxy configuration for this network hoặc để sử dụng cài đặt Proxy trong hệ điều hành của bạn, chọn Use system Proxy settings.
Mỗi máy tính sẽ sử dụng một Proxy khác nhau, vì vậy chúng ta cần chọn đúng cách cài đặt dành cho hệ điều hành máy của mình, và lưu ý cách sử dụng đối với Proxy để tránh các nguy cơ về quyền riêng tư và bảo mật.
Máy chủ Proxy có công dụng của chúng, đặc biệt là trong các tổ chức doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, thiết lập được máy chủ Proxy đòi hỏi một chút hiểu biết về IT, và đây là một công việc thường được giao phó cho các quản trị viên mạng và các chuyên gia công nghệ thông tin khác.
Trên đây là những chia sẻ của meeykhach.net về Proxy là gì cũng như cách để thiết lập một máy chủ Proxy cơ bản trên máy tính của bạn. Để bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, việc tạo một máy chủ Proxy là cần thiết trong thời đại mạng Internet đã có sức ảnh hưởng rất lớn trong đời sống và công việc.
Xem thêm:
Đừng quên ghé thăm thường xuyên trang meeykhach.net để tìm hiểu thêm nhiều tin tức và hướng dẫn hữu ích khác tương tự bài giới thiệu Proxy là gì này nhé. Ngoài ra, nhớ để lại Like & Share nếu bài viết này hữu ích với bạn.