Khi tìm mua các bộ phận máy tính hoặc phần mềm trực tuyến, bạn có thể bắt gặp thuật ngữ OEM. Vậy OEM là gì? Có nên mua phần mềm OEM hay không? Tưởng lạ mà quen, tưởng quen mà lạ. Hôm nay tất cả thắc mắc về câu hỏi “OEM là gì?” sẽ được meeykhach.net giải đáp ngay.
Nội Dung Chính
OEM là gì?
OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer, hiểu nôm na là “sản xuất thiết bị gốc”. Chúng ta sẽ bắt gặp thuật ngữ OEM được gắn thẻ trên các phần cứng hoặc phần mềm rẻ hơn các sản phẩm bán lẻ bình thường.
Advertisement
Các sản phẩm OEM thường được đặt làm bởi các nhà phát hành sản phẩm, có nghĩa là chúng được các công ty OEM sản xuất nhưng khi tung ra thị trường thì sẽ mang tên của công ty đã đặt đơn sản xuất.
Advertisement
Tuy nhiên, ý nghĩa của từ viết tắt này không hướng về người bán sản phẩm mà sẽ giải thích về việc sản phẩm được sản xuất như thế nào và được bán cho ai.
Sự khác nhau giữa ODM và OEM là gì?
Một khi đã nhắc đến OEM, chúng ta sẽ không thể bỏ qua một thuật ngữ liên quan không kém. Đó chính là ODM. Hai thuật ngữ này khá tương đồng nên nếu không hiểu rõ bản chất, chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn trong quá trình chọn mua thiết bị. Vậy sự khác nhau giữa ODM so với OEM là gì nhỉ?
Advertisement
ODM là gì?
ODM chính là từ viết tắt cho khái niệm Original Design Manufacturer, bạn có thể hiểu là “nhà sản xuất thiết kế gốc”. Các công ty ODM thường sẽ đảm nhiệm việc thiết kế và xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.
Nếu giai đoạn việc thiết kế sản phẩm gặp khó khăn thì các công ty ODM này sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực tế hoàn chỉnh.
Nếu như hoạt động xây dựng các công trình, nếu bạn có ý tưởng thì các công ty ODM sẽ đóng vai trò như kiến trúc sư hoàn thành những bản vẽ và mô tả chi tiết cho bạn.
Điểm khác biệt giữa ODM và OEM là gì?
Vậy điểm khác biệt giữa ODM và OEM là gì? Từ cái tên, chúng ta có thể hiểu rằng bộ phận ODM thường chỉ đơn thuần thiết kế chứ không trực tiếp tham gia sản xuất còn quá trình sản xuất thực tế sẽ do công ty OEM đảm nhiệm.
Trong thực tế, nếu công ty chỉ đăng sản phẩm mà không kèm hướng dẫn để đặt mua sản phẩm thì nhiều khả năng đó là công ty ODM vì họ thường chỉ mua lại các nguyên mẫu (prototype) từ các công ty khác, để minh họa cho chủng loại cũng như các thông tin liên quan đến sản phẩm mà họ có thể đảm nhiệm để phục vụ mục đích thu hút khách hàng.
Ưu điểm của OEM là gì?
Vì có giá rẻ hơn so với sản phẩm bán lẻ, các sản phẩm OEM sẽ giúp người dùng tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu hóa lợi nhuận cho người bán. Ngoài ra, OEM còn có những ưu điểm sau:
- Phần cứng OEM hoàn toàn giống nhau về khả năng và hiệu suất, không hề thua kém đối tác bán lẻ của nó.
- Đối với những ai am hiểu về công nghệ, việc mua các sản phẩm OEM sẽ giúp bạn tự do lắp đặt và tạo dựng nên một dàn PC độc đáo có một không hai mà lại còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí lắp đặt so với việc đặt một bên khác thiết kế.
- Tùy thuộc vào sản phẩm và nhà bán lẻ mà bạn sẽ được nhận mức chiết khấu ưu đãi. Ví dụ, phần mềm chống vi-rút OEM thường sẽ rẻ hơn từ 25% đến 50%.
- Ứng dụng OEM rộng rãi vào các linh kiện như ổ đĩa lưu trữ, ổ đĩa quang và thẻ mở rộng PC.
Nhược điểm của OEM là gì?
Ngoài những ưu điểm trên, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc rằng nhược điểm của OEM là gì đúng không? Rõ ràng là bất cứ điều gì cũng có hai mặt và OEM cũng không ngoại lệ. Khi mua và sử dụng các sản phẩm OEM, chúng ta có thể gặp một vài nhược điểm sau:
- Phần mềm OEM thường chỉ được cấp phép trên cơ sở cho từng hệ thống, có nghĩa là bạn không thể cài đặt phần mềm đó trên máy tính khác.
- Một rủi ro khác đối với các sản phẩm OEM là bạn có thể phải mua lại phần mềm nếu bạn thay thế PC hoặc nâng cấp bo mạch chủ.
- Bên cạnh đó cũng có thể xảy ra những hạn chế về bảo hành. Khi so sánh với bảo hành bán lẻ, thời gian được cung cấp có thể giảm hoặc không tồn tại.
Chiến lược OEM trong sản xuất
Chiến lược OEM là hoạt động giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới mà nhờ đó chi phí sản xuất sẽ được cắt giảm. Cùng tìm hiểu chiến lược OEM đã được ứng dụng trong sản xuất như thế nào nhé.
Chiến lược OEM là hoạt động giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới mà nhờ đó chi phí sản xuất sẽ được cắt giảm. Cùng tìm hiểu chiến lược OEM đã được ứng dụng trong sản xuất như thế nào nhé.
OEM trong sản xuất phần cứng
Trong sản xuất phần cứng, các thiết bị như ổ đĩa, thẻ mở rộng cũng như sản phẩm khác có thể được cung cấp với số lượng hạn chế. Tuy nhiên, phần cứng thường không đi kèm với các thành phần bổ sung, ngay cả những thành phần quan trọng đối với hoạt động của phần cứng đòi hỏi người mua phải thanh toán thêm.
Có thể lấy trường hợp bộ xử lý máy tính OEM có thể không đi kèm với quạt hay card màn hình hoặc ổ cứng OEM thường sẽ không đi kèm với cáp hoặc bộ điều hợp cần thiết để sử dụng nó. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc người mua OEM thông thường sẽ bảo đảm những thứ này với số lượng lớn một cách riêng biệt.
OEM trong sản xuất phần mềm
Trong sản xuất phần mềm, Windows là ví dụ phổ biến nhất về OEM và thường được nhận biết khi mọi người tạo dựng dàn máy của riêng họ, nhưng cũng có các phiên bản OEM của bộ bảo mật, tiện ích hệ thống và phần mềm năng suất. Khi bạn mua phần mềm này, bạn thường chỉ được cung cấp một phần mềm có chứa phần mềm và khóa cấp phép.
Trên thực tế, hầu hết các phần mềm được cấp phép OEM đều không có hỗ trợ công nghệ và không có tài liệu hướng dẫn đính kèm, đòi hỏi người mua phải có kiến thức và kĩ năng nhất định.
Các sản phẩm OEM có đáng lo ngại không?
Người ta thường nói: “Tiền nào của nấy”. Vậy thì lí do để mua các sản phẩm OEM là gì? Liệu khi mua các sản phẩm có giá rẻ hơn các sản phẩm của các nhà bán lẻ như vậy có thực sự hữu ích và hợp lý không?
Tất nhiên, việc mua phần cứng hoặc sản phẩm OEM là hoàn toàn an toàn và hợp pháp, nhưng bạn cũng cần phải lưu ý những rủi ro để sử dụng các sản phẩm OEM một cách hữu dụng nhất, tránh tiền mất tật mang.
Khi chọn mua các sản phẩm OEM, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền nhưng phải chấp nhận không được bên bán lẻ hỗ trợ mà phải tự xoay sở khi gặp sự cố. Mọi thứ sẽ ổn thỏa nếu bạn có đầu óc về mặt kỹ thuật và nền tảng kiến thức công nghệ có sẵn Nếu không, phiên bản bán lẻ có thể là lựa chọn tốt hơn.
Do đó, hãy suy nghĩ kỹ càng và cân đo đong đếm cẩn thận, so sánh giá và cân nhắc tài chính nhanh chóng trước khi đưa ra quyết định để có được những sản phẩm tốt nhất nhé.
Xem thêm:
Qua bài viết trên đây, chúng ta đã khám phá được rằng OEM là gì và các nhân tố liên quan tới các sản phẩm OEM. Để trở thành một người dùng công nghệ thông tin cũng như cải thiện kiến thức máy tính, đừng quên liên tục cập nhật và share các bài viết hữu ích của meeykhach.net nhé.